Làm khuyến mãi như thế nào cho Shop online

Bán hàng online và kinh doanh dựa trực tuyến tuy vẫn thuộc về bán lẻ. Nhưng vấn đề mà các chủ cửa hàng online gặp phải lại rất khác so với hình thức kinh doanh truyền thống. Nếu kinh doanh truyền thống, bạn sẽ phải lo lắng về việc bày biện hàng hoá sao cho bắt mắt, bán được những mặt hàng có giá trị cao nhất bằng các hoạt động tại điểm bán; lo về mặt bằng, về cửa hàng cùng dãy phố. Thì bán hàng online lại lo làm thế nào để khách hàng tìm được mình trong hàng ngàn shop tương tự, làm sao để khiến mọi người nhớ đến và quay trở lại khi mà chỉ bằng một lệnh search, khách hàng của bạn có thể nhanh chóng tìm được một sản phẩm y xì?

1. Khuyến mãi: Đừng tràn lan, hãy hợp lý:

Các post quảng cáo thường ít likes. Càng xôi thịt, càng sale oriented càng ít like tợn. Vì khách hàng giờ tinh tường hơn nhiều. Nếu không phải đánh trực tiếp vào giá (thế là lại cắt thịt của shop), hoặc độc đáo vui vui thì các post khuyến mãi sẽ rất lèo tèo.
Việc khuyến mại giảm giá cho shop của bạn có thể là một vũ khí mạnh mẽ giúp chuyển đổi cao, tuy nhiên nếu sử dụng tùy tiện, bạn sẽ có thể làm thiệt hại đáng kể cho thương hiệu của mình hoặc tệ hơn, sẽ không mang lại lợi ích.

Sử dụng khuyến mãi như thế nào cho hợp lý:

– Dùng cách khuyến mãi khác thay vì giảm giá trực tiếp (Dùng quà tặng với các nhận diện thương hiệu của shop/Bán theo combo/Mua 1 áo tặng 1 tất/miễn phí vận chuyển/giảm theo đợt nhưng chỉ chọn giảm 1 sản phẩm ngẫu nhiên….) Có rất nhiều cách giảm giá khác nhau để sử dụng thay vì giảm giá bằng tiền. Đặc biệt với những sản phẩm như đồ ăn, dịch vụ giáo dục chẳng hạn, khi bạn giảm giá khách hàng sẽ dễ có suy nghĩ ngờ vực vào chất lượng sản phẩm hơn là thích thú.
Cách viết chương trình khuyến mãi trên Fanpage của Cuccuta
Cách viết chương trình khuyến mãi trên Fanpage của Cuccuta
– Có lý do cho việc giảm giá (nhân dịp gì đó), chứ không phải giảm giá tràn lan (xả hàng, xả theo các đối thủ cạnh tranh). Với Cúcuta Coffee, giảm giá bằng cách cho khách mang cốc đến, vừa ngộ nghĩnh (thử nghĩ đến việc mọi người lũ lượt mang cốc của mình đến mà xem), vừa dễ viral (vì người ta thấy lạ quá).
– Sử dụng khuyến mãi phù hợp với thương hiệu của mình. Bạn cần phải xem định vị thương hiệu của mình có phù hợp với chính sách khuyến mãi đó hay không. Nếu định vị cao cấp mà suốt ngày giảm giá e là không xuôi tí nào.

Chống chỉ định: Giảm giá quá thường xuyên đến mức khách hàng thuộc lòng lịch của bạn. Rất nhiều shop online cố gắng kích cầu thông qua việc giảm giá thường xuyên. Valentine giảm giá, hết mùa giảm giá, ngày 1/6 giảm giá, đi hội chợ giảm giá, đầu mùa giảm giá, 8/3 giảm giá. Tất nhiên, có những mặt hàng cần quay vòng để nhanh thu hồi vốn. Nhưng nếu bạn là một người đi mua sắm, liệu bạn có sẵn sàng bỏ tiền ra mua hàng nguyên giá nếu dự đoán được rằng chỉ 1-2 ngày nữa sản phẩm ấy sẽ được sale??

2. Activation: Hoạt náo – càng nhiều người tương tác càng vui

Bản chất của việc sử dụng Activation là làm gia tăng tương tác và độ nhận diện của thương hiệu đối với người dùng. Điều quan trọng không phải là bạn bán được bao nhiêu hàng khi dùng Activation, quan trọng là bao nhiêu người biết đến thương hiệu của bạn.
Kích hoạt như thế nào?
– Tạo ra các hoạt động liên quan đến thương hiệu và sản phẩm: Nếu muốn khách hàng nhớ đến mình, bạn cần khiến họ bỏ công sức một chút với những thứ liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn.
kich-hoat-activation
Kích hoạt activation bằng cách tặng quà cho người tham gia dịch trích dẫn sách
– Một thứ gì đó bất ngờ, gây ngạc nhiên hoặc chạm vào cảm xúc: không có gì dễ tác động đến mọi người hơn là cảm xúc. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được những yêu cầu liên quan đến việc kể lại một câu chuyện liên quan đến bản thân và đặt hashtag với brand có khả năng chạm đến người khác như thế nào đâu.
– Các chương trình hoạt náo tốt nhất nên thực hiện khi thương hiệu mới ra mắt, khi bạn muốn có một cú shock về branding: thay đổi nhận diện thương hiệu, đổi địa điểm v..v… Ngoài ra việc làm activation cũng nên thực hiện một cách kỹ lưỡng để viral nhất có thể.
Chống chỉ định: Làm activation không liên quan đến sản phẩm. Làm activation tràn làn kiểu Like, share không rõ định hướng.

3. Tri ân khách hàng. Shop online thì tri ân kiểu gì???

Tri ân khách hàng hay còn gọi là nghiệp vụ rewarding là cách mà bạn làm để khiến khách hàng cảm thấy vui vẻ, thích thú, khiến họ cảm thấy có thiện cảm và muốn quay lại sử dụng sản phẩm.

Rewarding cũng là tặng đồ, tặng ưu đãi. Nhưng khác với khuyến mãi ở chỗ: Nếu khuyến mãi yêu cầu khách hàng phải thực hiện hành đông mới nhận được ưu dã thì reward chẳng có bất cứ yêu cầu nào. Chỉ cần bạn là khách hàng là được thôi.

Làm reward cho shop online:

– Tặng quà khi review về sản phẩm. Quan trọng khi làm online selling chính là review. Review càng tốt, càng tăng độ tin cậy với khách hàng Bạn có thể tặng những món quà nho nhỏ hoặc discount cho lần sau mua sắm với những người review.

– Chăm sóc khách hàng thân thiết: các khách hàng cũ luôn cần được ưu tiên hơn khách hàng mới. Điều đó khiến họ cảm thấy có đặc quyền và mong muốn quay trở lại để nhận được sự chiều chuộng từ bạn. Khách hàng cũ cũng thường có mức chi tiêu cao hơn và dễ làm hài lòng hơn là tìm và khiến khách hàng mới mua sắm

Một vài hình thức reward:

  • a. Giảm giá tích luỹ: Các chương trình giảm giá tích luỹ kích thích việc sử dụng nhiều lần sản phẩm của bạn. Do khách hàng mong muốn được nhận những ưu đãi trong tương lai, họ sẽ có xu hướng tiếp tục sử dụng sản phẩm của bạn thay vì chuyển sang đối thủ tương đương.
  • b. Hợp tác: Việc hợp tác với các công ty khác để đem lại ưu đãi cho khách hàng trong nghiệp vụ Reward giúp bạn một công đôi việc:Thu hút được khách hàng chéo từ nhãn hàng hợp tác + Tiết kiệm được chi phí truyền thông với hiệu quả cao hơn:
  • c.Tặng quà cho khách hàng thân thiết: Các khách hàng thân thiết luôn cần có những ưu đãi khác so với khách hàng thông thường. Nhờ vậy các khách hàng thông thường sẽ có động lực để tiêu dùng, mua sắm nhiều hơn nhằm đạt được các ưu đãi mạnh.
tang-qua-cho-khach-hang-than-thiet
Tặng quà cho khách hàng thân thiết
  •  Ngoài ra, việc chăm sóc khách hàng thân thiết cũng gia tăng sự tương tác giữa thương hiệu và khách hàng. Những khách hàng với thẻ hạng cao (Vàng, Bạc) luôn là những người có mức chi tiêu lớn và thường xuyên. Việc giữ chân những người này và kích thích họ mua sắm nhiều hơn sẽ đơn giản và đem lại nhiều lợi nhuận biên hơn là đi tìm kiếm khách hàng mới.