Làm thế nào để biết bạn có phù hợp với công việc trong ngành sáng tạo hay không

“Công việc sáng tạo”- 4 từ tạo thành một cụm danh từ. Với rất nhiều người trong đó có mình, nó vừa hấp dẫn như body của anh Chris Evans với các bạn nữ và ngực của Scarlett Johansson với các bạn nam; vừa đáng sợ và thách thức như việc học thuộc lòng sử để đi thi tốt nghiệp cấp 3.

“Công việc sáng tạo”, nó vừa mời mọc hấp dẫn, với tưởng tượng về một công việc luôn luôn thay đổi, lúc nào cũng hào hứng say mê, lúc nào cũng là muôn hình vạn trạng mới mẻ. Với một người đã ngấu nghiến đọc cuốn “Ý tưởng này là của chúng mình” của anh Huỳnh Vĩnh Sơn thì cuộc đời làm sáng tạo quả là đáng thèm muốn. Nhưng cũng 4 chữ đấy lại đáng gờm vô cùng. Vì công việc sáng tạo thông phải dành cho bất cứ ai. Nó rất khó, và đòi hỏi khả năng. Hơn thế, là một chút gì đấy là tài năng “khác người” nữa.

Khi 20 tuổi, mình gặp khủng hoảng vì không biết làm công việc sáng tạo – trở thành copywriter, content creator có phù hợp với bản thân hay chỉ là một niềm hứng khởi nhất thời. Nhưng rốt cuộc cũng tìm được câu trả lời, thật là may quá. Mình nghĩ có rất nhiều cách để tìm ra câu trả lời. Nhưng 4 cách dưới đây có vẻ là hữu hiệu nhất và được nhiều người tin dùng nhất

1. Xem khuynh hướng hành động của bản thân

  • Hãy đặt ra những câu hỏi về cách bạn hành động trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như: Bạn thường làm việc như thế nào? Cách giải quyết vấn đề ra sao? Khi gặp một sự việc mới bạn thường có cách tiếp cận như thế nào? Liệu bạn có phải là người thường nghĩ ra những cách giải quyết, cách nhìn nhận mới ở công việc trong khi những người khác không nhận thấy hay thích làm những thứ khác người nhiều hơn?
  • Hãy thử liệt kê ra những thứ bạn thích làm nhất từ khi còn là trẻ con, cho đến khi đi học, đi làm và xâu chuỗi nó lại. Sự sáng tạo không phải điều gì đó một sớm một chiều hoặc đến bất chợt. Nếu bạn thật sự ưa thích sáng tạo và phù hợp với công việc này, ngay từ bé tí tẹo bạn đã cảm thấy luôn ngứa ngáy với những thứ bình thường và muốn thay đổi chúng nữa kìa. Kiểu như hồi nhỏ, mình rất thích xin mẹ mấy mẩu vải may gối còn thừa để làm nơ kẹp tóc, lớn hơn tí thì thủ thùng các tông đựng đồ mua về rồi hí hoáy tô vẽ đễ làm thùng đựng đồ chơi, giữ của. Xong còn nghịch nghịch học đòi bán thiệp. Giờ lắm khi tí toáy vẫn mang áo cũ ra cắt làm cái mới tại vì “Thấy nó xấu quá”.cong-viec-sang-taoNhững thói quen và sở thích từ bé đến lớn luôn góp phần trong việc định hướng xem bạn có phù hợp với công việc sáng tạo hay không

Ưu điểm:

  • Hiểu rõ bản thân hơn, chắc chắn về năng lực và khuynh hướng hành động khiến bạn cảm thấy có động lực để hành động và theo đuổi nghề sáng tạo – công việc vừa vất vả mà lại “nghèo” ày.
  • Chuẩn đến 99,99%. Thay vì nghe người khác tư vấn, tin tưởng vào bài tây mê tín thì nghe vào chính mình không hợp lý hơn à?

Nhược điểm:

  • Tốn thời gian: Thề là bạn sẽ mất hơi bị lâu để có thể xâu chuỗi được tất tật những thứ vào với nhau đấy. Sẽ có lúc bạn băn khoăn xem liệu đây chỉ là sở thích hay thật sự là đam mê? Là tài lẻ hay là công việc bạn muốn làm.
  • Chỉ có thể làm khi tâm lý của bạn đang ổn định, có thể tĩnh tâm ngồi phân tích. Thế nên nếu bạn đang trong khủng hoảng tuổi 20, hoặc băn quá bấn loạn vì chuyện chọn nghề thì cách này chắc sẽ hơi khó đấy.

Cho điểm: 4/5 đ  

2. Thử sai, làm lại, trẻ mà sợ gì

Một trong những điều vui nhất khi còn là sinh viên và bạn vẫn còn đang trẻ là cơ hội để thử-sai-làm lại mà không cần lo lắng nặng nề về cơm áo gạo tiền như khi đã đi làm. Bạn có thể thử sức mình ở nhiều công việc part time khác nhau để tìm kiếm công việc phù hợp với mình. Với lĩnh vực sáng tạo, bạn có thể apply cho những công việc đa dạng: từ viết content cho các fanpage và nội dung, chạy quảng cáo và tập tành viết bài trên blog để mở rộng vốn hiểu biết và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ.Bài học quý giá nhất mà mình nhận được trước khi bắt đầu với công việc là lời khuyên của một người anh hơn 3 tuổi. Đó là mình nên sở hữu một cuốn sổ làm việc (Work Diary) và ghi ra những trải nghiệm trong công việc của ngày, những điều mình học được và kế hoạch cho những ngày tiếp theo. Bạn sẽ nhận ra bản thân mình có hợp với công việc này hay không khi có thể gật đầu trước các check list sau:

  • Có thể học hỏi được thêm điều mới sau mỗi ngày làm việc
  • Cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa
  • Cảm thấy thích để tiếp tục làm việc (Kể cả khi mỗi ngày làm xong là mệt bã người).Bởi vì nếu bạn có thể hạnh phúc với công việc mình đang làm, sẽ có rất nhiều khả năng rằng đó là công việc mà bạn phù hợp. Thật sự là như vậy đó. Cứ thử làm nhiều việc, ghi lại những gì mình biết và tìm kiếm công việc phù hợp với mình nhé.Ưu điểm:
  • Có thể thử nhiều công việc khác nhau, có nhiều trải nghiệm trong nghề nghiệp.
  • Có kinh nghiệm đi làm thực tế.
    Nhược điểm:
  • Tốn thời gian, mất khá nhiều công sức mới có thể tìm được việc làm hợp ý.
  • Với những người đang ở giai đoạn nước rút (cuối năm 3, năm 4, sau khi tốt nghiệp đại học) thì việc thử sai đôi khi sẽ khiến bạn nản lòng. Vì trong khi nhìn bạn bè mình đã yên ổn với công việc của họ, còn bản thân mình vẫn leng đênh cũng dễ gây ra chứng trầm cảm lắm đó.

Cho điểm: 3/5 đ

3. Kiểm tra theo kiểu mê tín số mệnh (dành cho những bạn không anti mê tín – như mình)

Theo một vài đồn đoán cùng xu hướng thần bí của khá đông hội chị em bạn dì thì bạn có thể biết được mình hợp với ngành gì bằng cách đi con đường mê tín chút – vâng, chính là bằng việc đi xem BÓI. Hoặc tử vi, tarot, chiêm tinh, xem bản đồ sao, coi tướng mệnh hoặc bói bài tây đều được.

Có rất nhiều cung mệnh thường được phán cực hợp với ngành sáng tạo kiểu như Bảo bình (Tính bốc đồng không thích làm theo những qui tắc riêng), Thiên Bình (thích cái đẹp, ưa cầu toàn), Song Tử (Ham của lạ, thích học hỏi, giỏi giao tiếp), Bạch Dương (Trẻ trung năng nổ). Bói thêm phát Tarot mà ra mấy lá hợp hợp là cũng dễ gật gù chạy theo ngành quảng cáo sáng tạo được lắm đó nha.

cong-viec-sang-tao
Bói bài tarot, xem tử vi, chiêm tinh cũng có thể cho bạn biết đôi điều về bản thân và khả năng phát triển của bạn trong đời sống đấy.

Ưu điểm của việc này:

  • Nhanh tìm ra chân mệnh thiên tử của đời mình một cách đơn giản. Chỉ mất khoảng 200 cho một lá số và ngần đấy tiền (hoặc nhỉnh hơn cho một lần xem bài) mà đã biết mình hợp hay không. Đỡ phải nghĩ nhiều. Lằng nhằng.
  • Có vẻ cao siêu thần bí. Nếu lỡ rủi sai thì cũng có thể gật gù “À! Có phải tại mình đâu. Tại thầy phán sai chứ!”
  • Đang là mốt

Nhược điểm:

  • Tìm thầy xịn cũng không dễ. Có nhiều cơ may gặp phải thầy nhàng nhàng nói lung tung ba que nhiều hơn.
  • Không mang tính trải nghiệm của bản thân, đặt đâu ngồi đấy. Nhiều khi bói toán chỉ đưa cho bạn được con đường, còn đến được đâu thì phải xem tiềm năng và mong muốn của bạn.

Cho điểm: 2.5/5 đ

4. Thử tham gia các khoá học ngắn hạn, các workshop về công việc sáng tạo

Các khoá học ngắn hạn về creative, các buổi talkshow về sáng tạo và ý tưởng sáng tạo cũng là một trong những gợi ý để xem công việc về sáng tạo có phù hợp với bạn hay không. Bằng việc tham gia và trao đổi với những người đi trước – là những giảng viên và người hướng dẫn, bạn sẽ có cơi hội được tiếp xúc với công việc về sáng tạo, lắng nghe những trải nghiệm và tự mình kiểm tra bản thân có đủ hào hứng và năng lực để đi đến cuối con đường với ngành này hay không đấy.

Talkshow “Creative Agency Guide – Bơi thế nào trong biển sáng tạo?” dành cho các bạn sinh viên đang mong muốn theo đuổi ngành quảng cáo sáng tạo, làm việc trong các Creative Agency thứ thiệt như Leo Burnett Vietnam, MullenLowe, Phibious, Time Universal,… chịu trách nhiệm cho các Client lớn như Samsung, Unilever, P&G, Sony, Nestlé…

14993404_1297019026995644_6362627733839590998_n