Management Trainee: 2 bước để biết bạn phù hợp với phòng ban nào

Mỗi mùa Management trainee diễn ra, những cái tên Coca-cola, Unilever, P&G, Pepsi hay Nestle hoặc Masan được nhắc đến liên tục như những miền đất hứa của sinh viên mới ra trường. Chắc chắn bạn đã nghe những bậc tiền bối ca tụng về mức lương khởi điểm chót vót, môi trường làm việc đa quốc gia hàng khủng. Sẽ không ngạc nhiên nếu bạn đang hừng hực khí thế khát khao và chuẩn bị cho mùa Management trainee năm tới từ bây giờ.

Hãy bình tĩnh đã, muốn thành công thì phải hiểu trước đã chứ nhỉ? Bạn đã thật sự hiểu các phòng ban mà bạn sắp thi vào chưa? Liệu những gì bạn sở hữu có phải là những thứ mà nhà tuyển dụng cần? Hãy cùng bắt đầu với 2 bước cơ bản: hiểu cấu trúc doanh nghiệp và xác định xem phòng nào hợp với mình trước nhé!

Bước 1: Hiểu cấu trúc doanh nghiệp – hiểu chức năng của từng phòng ban

Với đặc trưng là những công ty kinh doanh mặt hàng tiêu dùng nhanh, guồng máy vận hành của những tập đoàn FMCG luôn thuộc hàng khủng. Không chỉ đông đảo về quân số mà các doanh nghiệp này còn chia ra làm khá nhiều phòng ban với những chức năng khác nhau nhằm tạo nên giá trị cao nhất cho hoạt động của doanh nghiệp.

Mỗi mùa tuyển Management trainee, các tập đoàn FMCG đều cố gắng tuyển chọn những nhân tài xuất sắc nhất từ các trường đại học, từ đó đào tạo các bạn trở thành những quản lý tương lai cho từng bộ phận. Vậy trong những bộ phận sau đây, bạn muốn trở thành quản lý tương lai của phòng nào?

1.    Phòng sale/ Customer development:

Phòng sale chính là nơi tuyển nhiều nhất trong mỗi đợt Management trainee. Nhiệm vụ chính của phòng sale là quản trị mối quan hệ giữa hãng và những đại lý phân phối (gồm cả đại lý bán lẻ và đại lý bán buôn), giữa công ty và người tiêu dùng. Những người tham gia vào phòng sale chính là những cá nhân sẽ tạo nên và mở rộng các kênh bán hàng. Từ bán hàng truyền thống (thông qua các đại lý), tới cung cấp cho các siêu thị, cửa hàng ăn uống, cà phê v..v.. Những gì bạn gặp ở phòng sale/phát triển khách hàng:

Phòng Sale/CD luôn là phòng tuyển nhiều nhất trong mỗi kỳ MT
Phòng Sale/CD luôn là phòng tuyển nhiều nhất trong mỗi kỳ Management trainee
  • Marketing với người dùng: Bạn có nhiệm vụ tìm hiểu insight từ người tiêu dùng thông qua những quan sát với chuỗi bán hàng. Từ những insight đó các bạn phòng sales sẽ đề xuất những khuyến mãi phù hợp nhất với từng kênh bán hàng và với từng tập khách hàng.
  • Trade marketing: Thu hút người dùng với nhãn hàng của bạn, cạnh tranh với đối thủ tại điểm bán là bài toán đau đầu mà các anh/chị phòng phát triển khách hàng luôn tìm lời giải đó!
  • Account Management: Dịch vụ quan hệ khách hàng: Khách hàng muốn liên lạc với công ty? Lên kế hoạch thúc đẩy sự mua hàng? Giải đáp những thuật ngữ liên quan đến việc kinh doanh với đối tác? Vâng! Đó chính là những nhiệm vụ của phòng sales.

 

2.    Phòng marketing:

Đây là nơi lên kế hoạch và triển khai những dự án hot nhất để xây dựng một tương lai sáng ngời cho nhãn hiệu. Công việc của phòng marketing là sự kết hợp giữa marketing mix, định vị thương hiệu và truyền thông.

Phòng Marketing sẽ phụ trách về việc làm branding, quảng cáo cho thương hiệu
Phòng Marketing sẽ phụ trách về việc làm branding, quảng cáo cho thương hiệu
  • Brand building: đảm bảo hình ảnh của thương hiệu được thống nhất trên tất cả các mặt trận trong khi vẫn đảm bảo rằng hình ảnh ấy thay đổi cho phù hợp đối với từng kênh khác nhau.
  • Brand development (phát triển thương hiệu): những kế hoạch xây dựng thương hiệu cần được thực thi hoàn hảo từ đầu đến cuối. Tất cả nhiệm vụ này đều phụ thuộc vào phòng marketing đó.
  • Truyền thông: Thời đại của những kênh truyền thông đa phương tiện đòi hỏi sự tương tác không ngừng nghỉ giữa nhãn hiệu và người tiêu dùng. Marketer của một tập đoàn FMCG luôn đảm bảo khách hàng của họ được quan tâm thường xuyên nhất

3.    Phòng tài chính (finance):

Một công ty luôn phải đảm bảo tình hình tài chính luôn ổn định, cân bằng giữa thu và chi. Làm việc ở phòng tài chính có nghĩa là bạn chịu trách nhiệm đối với những kế hoạch cắt giảm chi phí, nghiên cứ và phát triển trong ngắn, trung và dài hạn. Các chuyên gia tài chính ở phòng Finance luôn cần suy nghĩ về những khoản đầu tư và hoạt động của nguồn tiền mà công ty chi ra. Không hề đơn giản một chút nào đâu đấy.

Nhiệm vụ của phòng tài chính bao gồm:

  •  Kế toán quản lý
  • Kế toán tài chính
  • Thuế
  • Hợp tác tài chính với các công ty nước ngoài, đối tác trong và ngoài nước.
  • Quản trị rủi ro.

4.    Phòng nhân sự (Human resources):

–       Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất kì công ty nào, và các công ty FMCG cũng không phải là một ngoại lệ. Làm việc ở phòng nhân sự sẽ là một thách thức thật sự.

–       Phòng nhân sự chịu trách nhiệm với việc tuyển dụng nhân tài cho công ty, quản lý nhân viên, khen thưởng và kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng những cá nhân xuất sắc.

–       Quan trọng hơn nữa, phòng nhân sự còn là nơi tạo ra và duy trì văn hoá làm việc. Đừng hỏi vì sao có người thích Unilever hơn Pepsi và ngược lại khi lựa chọn nơi làm cho mình. Đó là bởi vì sự khác nhau giữa văn hoá làm việc đấy.

5.    Phòng quản trị/ xây dựng chuỗi cung ứng – Supply chain (Unilever):

Screen Shot 2016-05-13 at 3.40.48 PM

–       Với những công ty sản xuất hàng tiêu dùng, việc thiết lập một mạng lưới cung ứng từ nguyên liệu thô đến sản phẩm hoàn chỉnh đóng vai trò rất quan trọng. Phòng quản trị chuỗi cung ứng gồm 2 việc chính

o   Non-make: bao gồm lên kế hoạch, thu mua nguyên liệu và dịch vụ khách hàng

o   Make: Sản xuất sản phẩm, kiểm định chất lượng và kỹ thuật.

Khi làm việc ở chuỗi cung ứng, bạn sẽ được làm việc và đạo tạo các kiến thức từ việc dự đoán nhu cầu về sản phẩm, logistics (quản lý về đặt hàng và độ phủ của hàng hoá), chăm sóc và phát triển mạng lưới khách hàng và lên kế hoạch để sản xuất và phát triển sản phẩm.

Bước 2: Xác định điểm mạnh của bản thân

Với mỗi phòng ban khác nhau, yêu cầu của nhà tuyển dụng với ứng viên lại khác. Bạn cần xác định được khả năng của bản thân trước khi nộp đơn vào bất cứ vị trí nào trong big corp.

1.    Phòng sale:

  • Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục.
  • Khả năng giải quyết vấn đề
  • Tư duy quan sát tốt đi kèm với tư duy quảng cáo
  • Khả năng cân bằng giữa quyền lợi của khách hàng và công ty.
  • Khả năng chịu áp lực RẤT CAO

2.    Phòng marketing:

  • Có tố chất lãnh đạo
  • Khả năng tư duy sáng tạo và mới mẻ
  • Có khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm cao
  • Có năng lực thích ứng với thay đổi liên tuchj của thị trường
  • Đặc biệt, nếu muốn làm marketing cho các Big Corp trong ngành FMCG, bạn cần có nguồn năng lượng dồi dào và mong muốn thoả mãn nhu cầu khách hàng

3.    Phòng tài chính:

Làm việc ở phòng tài chính
Làm việc ở phòng tài chính nghĩa là bạn sẽ làm việc với rất nhiều số liệu. Nhưng rất cần có óc phân tích của một chuyên gia phân tích thị trường.
  • Mạnh về năng lực phân tích và làm việc với số liệu
  • Kỹ năng làm việc nhóm cao
  • Khả năng nhìn nhận tổng quátvà nắm bắt được các xu hướng của thị trường từ các báo cáo thông số thuần tuý.
  • Có tiềm năng lãnh đạo.

4.    Phòng nhân sự:

  • Khả năng giao tiếp cá nhân tốt, năng lực đàm phán và phát triển đội nhóm
  • Khả năng lãnh đạo, đặc biệt là kiểm soát và dàn xếp các mâu thuẫn và xung đột của các thành viên trong nhóm.
  • Là người quyết đoán.
  • Thực sự đam mê với việc đào tạo và quản lý con người nhằm tạo nên một tổ chức vững mạnh.

    Một trong những kỹ năng cần thiết của phòng HR là team work
    Một trong những kỹ năng cần thiết của phòng HR là team work

Hi vọng với 2 bước đơn giản kể trên, bạn đã phần nào xác định được vị trí mà mình muốn thử sức trong kỳ Management trainee năm tới. Cuộc hành trình để trở thành một thành viên của Big Corp vẫn còn rất nhiều gian nan và thử thách phía trước. Hãy chờ đón những bài viết tiếp theo của Markus để có thể chuẩn bị hành trang cho mình nhé!