VÌ SAO CÁC BẠN SINH VIÊN ĐÃ ÁP DỤNG QUI-TRÌNH-MARKETING-CỦA-CÁC-TẬP-ĐOÀN-FMCG MÀ VẪN SAI

Hôm qua  trên fanpage của Markus có share lại bài viết từ blog của anh Thành Long. Bài viết là những  nhận xét của anh Thành Long với các bài thi của cuộc thi Bản lĩnh Marketer năm 2016. Theo anh Long, có rất nhiều những bài cực tốt, ấn tượng và thuyết phục, nhưng cũng có những bài khiến giám khảo phải ôm đầu.
Post này hiện tại đã được gần 150 lượt like và 40 lượt share sau khi repost lại trên fanpage ThinkMarkus trong 7 tiếng. Và có comment của bạn Linh Khanh Tran khiến Markus rất chú ý.  “anh chê toàn làm theo FMCG mà em thấy trong phần giới thiệu khóa học của Think Markus nơi anh làm giảng viên cũng ghi: “Lập kế hoạch truyền thông theo quy trình chuẩn, được áp dụng bởi các doanh nghiệp FMCG hiện đại” (với khóa dạy cách tư duy marketing hẳn hoi nhé) Vậy thì nơi anh dạy cũng dạy ý chang như người khác thôi mà, có đúng không? Em chưa học nhưng cũng có ý định học ở Think Markus nhưng nghe anh nói mâu thuẫn với những gì anh dạy thì em lại thấy hơi phân vân rồi…
Comment của bạn Linh Khanh Tran dưới bài blog của anh Thành Long
Để trả lời cho bạn Linh cũng như giúp các bạn của Markus hiểu thêm về các khoá học, cách giảng dạy cũng như tư duy Marketing mà Markus đầu tư thiết kế cho giáo trình các khoá của Markus Marketing School, bọn mình đã liệt kê dưới đây những đặc điểm cốt lõi trong việc Dạy – Học- Áp dụng Tư duy Marketing của Markus.
1. Markus dạy Tư Duy marketing, là đơn vị đầu tiên tại Hà Nội dạy về mảng này. Từ 2012 (tháng 11) tới nay, lớp đã qua 25 khoá và mỗi khoá đều thay đổi cải tiến giáo trình cũng như cách dạy, để đảm bảo Tư Duy Marketing có giá trị thật, chứ không phải thứ phù phiếm tô vẽ nhằm bán khoá học.

2. Markus dạy Tư Duy marketing dựa trên nền tảng RSTP BC 4P I C E (Research- Segmentation- Target- Positioning, Branding, Competition, 4P, Implementation, Control Evaluation) cũng giống vs cách mà các doanh nghiệp FMCG hiện đại áp dụng. Điểm khác biệt lớn nhất, là Markus không máy móc như các đơn vị khác 🙂

Bạn search sẽ ra các đơn vị dạy Tư Duy Marketing, bê nguyên si không thay đổi Giáo Trình Đào Tạo Nội Bộ của một số công ty tên tuổi như Unilever, Nielsen … vs các case studies toàn Big Corp như 1 hình mẫu cho học viênHọc viên nghĩ học “giáo trình nội bộ” chắc chắn là chuẩn? Giáo trình Nội Bộ sinh ra để khớp với Nội tại doanh nghiệp đó vận hành thế nào. Nếu bạn học Giáo Trình của U, thì dĩ nhiên bạn cần được thực tập và vận hành trong môi trường của U, để thực sự hiểu Marketing tại U như thế nào

Giáo trình training nội bộ của Big Corp chỉ phù hợp với môi trường của Big Corp đó. Bạn áp dụng máy móc là hỏng liền
Giáo trình training nội bộ của Big Corp chỉ phù hợp với môi trường của Big Corp đó. Bạn áp dụng máy móc qui trình marketing của họ mà không chịu thay đổi là hỏng liền
Markus đi theo hướng khác, 3 năm nay, bên mình đã liên tục cải tiến, để  tổng hợp quy trình marketing RSTP B C 4P I C E này, vừa rút được cái hay của FMCG, mà vẫn ứng dụng được trong các tình huống cực kỳ cụ thể của Startups và SME.
Lấy ví dụ: Bài tập Bán cam Cao Phong, hay Mua Băng Dính treo Tranh lên tường, thậm chí là “Lớp IELTS của bạn bị ACET copy, bạn sẽ làm gì?”…. đều là các case studies đi lên từ chính học viên Markus, chứ không sinh ra từ bất cứ Big Corp nào. Vậy mà bạn có thể giải nó dễ dàng (nếu bạn học chủ động và chăm chỉ) với vài gợi ý từ mô hình RSTP, hay tư duy Marketing tại Markus.
3. Việc anh Long chê các bạn làm theo FMCG, là ý kiến cá nhân của anh ý, Markus cho rằng lí do anh Long chê, không phải là chê FMCG mà chê các bạn bắt chước quá máy móc cách làm qui trình marketing của FMCG. Lấy ví dụ, bài nào cũng cùng 1 mô típ; Insight – Message, rồi Deployment Plan 3 phase Trigger, Engage, Amplify… nhưng các bạn sinh viên chỉ nắm được phần xác, rất nông mà thôi. Phần hồn tinh tuý nằm trong RSTP, Pain Points (1 dạng của Insights) thì các bạn bỏ qua, hoặc làm hời hợt. Dẫn tới việc chọn Target Market không cụ thể, đẻ ra 1 đống Consumer Portrait rất hời hợt (gồm Tuổi, Nơi sống, Thu Nhập, Giới tính, chấm hết), thiếu hẳn Customer Behaviour (gần 100% các đội tham gia ở phòng số 2, không ai đề cập tới Frequency, Amount of Consumption …..). Như vậy, plan của các bạn cuối cùng sẽ thành:
a. Chọn sai Target market, và quên luôn không làm Định vị (Positioning)
b. Vì sai Target market, nên phân tích insights không sát, rất chung chung, rất buồn cười như anh Long ví dụ.
c. Vì không hiểu Insights đủ sâu, nên viết đoạn Insights như viết văn tả sự việc, thiếu keywords để evoke emotions, dùng toàn từ ngữ sáo rỗng. Vì thiếu Behaviour, nên Plan đưa ra chỉ dựa toàn toàn trên Insights? Vì thiếu Behaviour nên có bạn quảng cáo app sửa-xe-máy ở Billboard bến xe bus???!! 
d. Deployment Plan chỉ có 3 giai đoạn, ai cũng máy móc dồn tiền cho engagement mà hoàn toàn không hiểu, với 1 sản phẩm mới, chưa hề có awareness, thì phải build awareness heavily đã. Trigger không đủ mạnh, thì chẳng ai biết sản phẩm của bạn là gì để mà …engage …
Markus thiết kế các khoá học của mình theo định hướng giảng dạy về Tư duy Marketing để cung cấp cho các bạn cách suy nghĩ, sáng tạo và làm việc trong ngành công nghiệp sáng tạo này một cách khoa học, nghiêm túc và hiệu quả. Đồng ý rằng qui trình Marketing của FMCG là những qui trình mẫu mực trong ngành Marketing mà chúng ta có thể học hỏi được từ nhiều khía cạnh. Nhưng hãy áp dụng nó một cách hợp lý với mục đích của công việc mà bạn đang nhắm tới, đừng áp dụng một cách máy móc những qui trình có sẵn, hãy linh hoạt thay đổi. Cái áo mua về chưa vừa còn phải sửa lại, Marketing plan của sản phẩm này sao lại có thể khớp 100% cho sản phẩm khác được?