Thời gian cách đây không lâu, một bạn du học sinh Nhật Bản đã có những ý kiến về cách hoạt động của Tràng Tiền Plaza, từ đây cũng nổi lên những ý kiến trái chiều về vấn đề này. Tại Cộng đồng Markus cũng đã có những thành viên nêu lên góc nhìn của mình về câu chuyện này.
Bạn Hien La đã nói
1. Từ khi Tràng Tiền Plaza (TTP) relaunch thì không thấy các bạn í có cách gì để repositioning ngoài mấy bài báo PR (mà lại tập trung về Hà Tăng và gia đình chồng chị ấy)
2. Liệu cách đặt các gian hàng xịn với bình dân cùng nhau (mấy tầng dưới toàn cartier, lv, dior các kiểu, trong khi các tầng trên lại toàn các stall nhỏ hàng bình dân) có gây confused không? Thế sẽ hấp dẫn nhiều khách vào hơn, nhưng lại toàn là người thu nhập thấp đến trung bình, lại không khác Vincom hay Parkson.
Ngay từ khi TTP được relaunch em đã rất ngóng chờ xem các bác í có làm gì để rebranding với repositioning không, vì TTP trước đây hoàn toàn là bình dân, mọi ng chui vào tránh nóng mùa hè là chủ yếu, gồm nhiều các stall nhỏ kém hiện đại. Nhưng với sự quan sát và vốn kiến thức hạn hẹp của em thì các bạn í không làm gì, hoặc làm không hề hiệu quả thì phải.”
Shin Nguyen cũng phân tích một số khía cạnh khiến trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza chưa phát triển để xứng đáng là một trung tâm hàng hiệu tại Hà Nội.
Một bài học nhãn tiền về quản lý trải nghiệm khách hàng (CEM). Mình đã đọc bài viết này từ khi nó mới được đăng, và mình xin nêu 1 số quan điểm của bản thân mình về trải nghiệm shopping của TTP.
1. Thứ nhất, vị thế của TTP đẹp, đắc địa nhất Hà Nội, nhưng cách thiết kế của TTP có vấn đề, với hơi hướng của thời nó còn là trung tâm bách hóa thời bao cấp, đương nhiên không hợp thời cho 1 trung tâm shopping hàng hiệu cao cấp.
2. Quanh khu vực phố Tràng Tiền, nói thẳng ra không thể gọi là phố mua sắm theo tiêu chuẩn của 1 shopping street cần có trong thời nay tại 1 thành phố lớn, bởi quy hoạch khu phố này rất lộn xộn và không có điểm nhấn.
3. Nói thẳng là ở VN số lượng các hãng thời trang hay đồ hiệu cao cấp mở flag store (tức là cửa hàng do chính hãng mở ra) thì đếm trên đầu ngón tay, nên bà con hay đi đi về về giữa bển với việt nam thường bảo, giờ Hà Nội, Sài Gòn chả thiếu hiệu gì hết, căn bản có phải hàng thật hay không thôi, tại nguồn hàng tại VN đa phần là qua nhà phân phối, mọi người chắc đều biết vụ Gucci Milano rồi. Người viết bài báo này nói đúng, dân có tiền thật, chả cần đến mức quá siêu giàu, chỉ cần rủng rỉnh tiền 1 năm đi du lịch dăm ba lần, có xu hướng ra nước ngoài vừa đi chơi, vừa mua sắm, tại shopping tại các thiên đường shopping (Paris, Milan, London, Berlin, Barcelona, Monaco, St. Tropez, Hong Kong, Tokyo, Singapore, Bangkok, vv) thì sẽ bị mê hoặc đến lúc “fed up with shopping” vì ở những chỗ đó, shopping là vô tận, điều quan trọng là ví bạn căng đến đâu. Người viết bài báo nói đến trải nghiệm shopping tại Nhật, mình phải nói luôn là customer service ở Nhật thì số 1 thế giới rồi, chả cứ ở chỗ mua sắm hàng hóa, mà chỗ nào cũng thế, từ cái cửa hàng kioski bé tí ở góc phố, chứ lên đến khu nhà giàu Ginza Tokyo thì miễn bàn :)). Thông thường, các thành phố lớn nổi tiếng shopping sẽ có 1 khu phố mua sắm phân ra các tuyến như : tuyến phố chỉ toàn hàng cao cấp và các dịch vụ đi kèm, tuyến phố cho hàng hiệu tầm trung (đông nghịt người vào mùa sale) và phố bán hàng Tàu, hàng lởm kém chất lượng, tạp nham phế lù, và thường thì khu phố đó nối liên hoàn với nhau, nên mình đã từng có cảm giác đi phố shopping mà 1 ngày ko đi hết :)). Chuyện đối đãi với khách hàng, người viết bài báo phản ánh đúng, vì VN chúng ta còn phải học dài các nước về customer service, tại chúng ta chưa có chiến lược khi chơi ở tầm sân quốc tế, quanh VN chắc các bạn đều biết Thái Lan, Hong Kong, Singapore họ như thế nào.
Còn branding cho TTP, vấn đề đã được nêu ở trên, khi nó còn bị cái tiếng là “trung tâm bách hóa” thì còn dài trước khi dân có tiền thật sự muốn tới đây mua sắm, chứ chưa cần nói đến những cái khác trong TTP, như sắp xếp gian hàng không hợp lý, xếp chung hàng hiệu hàng bình dân trong 1 trung tâm như thế. Mình thì nghĩ, TTP cũng là kiểu VN đang trong thời quá độ, cần thêm những bài học như thế đề tiển gần đến với những trải nghiệm thật sự mang đẳng cấp thế giới.