Từ điển Inbound Marketing

Bạn đã biết gì về các từ chuyên môn trong Inbound marketing: Lead là gì? CTA sử dụng như thế nào, làm thế nào để đo lường và phân tích traffic từ nguồn tài nguyên trên website của bạn.

Hãy đọc kỹ bài này và làm đầy vốn hiểu biết về Inbound Marketing của bạn nhé.

Inbound-dictionary-2

  1. Lead

Lead hay Đầu mối kinh doanh là đối tượng khách hàng tiềm năng đã được thu thập thông tin bao gồm tên, tuổi, địa chỉ, liên lạc,… Họ có thể là một tổ chức, tập thể, hay chỉ là một cá nhân đơn lẻ nhưng đều có điểm chung bày tỏ nhu cầu sử dụng sản phầm và dịch vụ của bạn. Bạn có thể thu thập dữ liệu về họ qua hội nghị, triển lãm thương mại hay những phương tiện truyền thông khác như báo chí.

Ví dụ, tại các gian hàng bán đồ gia dụng  trong siêu thị,  nhân viên thường xin thông tin của bạn sau khi mời dùng thử. Mỗi một thông tin về một khách hàng chính là một Lead.

Trong công ty những người chịu trách nhiệm thu dữ liệu thông tin khách hàng tiềm năng chính là bộ phận Sales. Và việc tìm kiếmthông tin những khách hàng phù hợp với các tiêu chí sản phẩm của công ty thông qua những công cụ như Internet, máy tính, database được gọi là Lead Generation.

Lead Generation ảnh hưởng lớn đến bước Sales của công ty. Hầu hết các công ty thường áp dụng ba cách:

+ Lead Generator: Những động thái marketing nhằm khuếch trương sản phẩm và dịch vụ công ty

+ Lead Nurturing: Những biện pháp đưa ra để chăm sóc những đối tượng khách hàng tiềm năng

+ Lead Scoring: Những bước xử lý, đánh giá và xếp hạng Lead, xét xem họ có quan trọng với công ty hay tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng

Mục đích tìm ra Lead là để biến họ thành những khách hàng của công ty.

inbound-dictionary-1

Traffic là lưu lượng truy cập qua lại giữa các trang web, thường xuất hiện trong các báo cáo về SEO hay Online Marketing. Nó cho biết số lượng ghé thăm website của khách hàng và số bài viết, phần mục người đó vào xem. Nhờ đó, các bạn có thể xác định được những nội dung hiệu quả nhất, thu thập dữ liệu về tâm lý khách hàng hay các xu hướng tìm kiếm.

Một thông số rõ nhất để đo mức Traffic của website là Page view (lưu lượng truy cập trang). Một page view sẽ được tính khi người đọc vào bất cứ bài viết hay nội dung nào trên trang web đó.

Những thông số khác cần lưu ý khi phân tích traffic:

  •  Số lượng người truy cập: đây là thang đong đếm mức “độ nổi tiếng” website của bạn
  • Số lượng bài viết trung bình một người truy cập: số lượng càng cao càng chứng tỏ nội dung trang web hấp dẫn người đọc, khiến họ muốn đào sâu tìm hiểu.
  •  Thời gian trung bình truy cập website và một nội dung: lẽ tất nhiên nếu người đọc hứng thú vối những gì bạn viết, họ sẽ dành càng nhiều thời gian để đọc và nghiền ngẫm chúng
  •  Khoảng thời gian nhiều người truy cập nhất: đây là lý do mách bạn biết nên post bài lúc nào và phân chia bài post cho hợp lý. Những bài quan trọng như ưu đãi chắc hẳn phải được ưu tiên khung giờ vàng rồi.
  •  Nội dung được truy cập nhiều nhất: qua đây bạn sẽ biết được khán giả của bạn muốn gì và cần gì để đáp ứng kịp thời
  •  Nội dung được truy cập đầu tiên nhiều nhất: những nội dung được truy cập đầu tiên thường hấp dẫn nhất đối với người đọc. Ngược lại, với những nội dung được truy cập cuối nhiều nhất là những bài viết kém chất lượng.
  •  Chuỗi bài phổ biến nhất: là chuỗi bài mà nhiều người cùng chọn đọc

Để có thể nhận báo cáo về những thông số trên, các công ty thường dùng công cụ như Google Analytics, IBM Digital Analytics,…

Inbound-dictionary-11

3.Landing Page:

Landing page là một website page giúp bạn nắm được thông tin của người khách hàng thông qua một biểu mẫu mời đăng ký thông tin để nhận được ưu đãi hoặc cung cấp tài liệu.

Một landing page tốt sẽ nhắm đến một đối tượng khách hàng nhất định, ví dụ như traffic từ email campaign, hoặc các người dùng click vào các quảng cáo của công ty. Bạn có thể tạo ra landing page để giúp visitors tải xuống nội dung, hoặc cho phép họ sử dụng các sản phẩm miễn phí: Bản trial, demo, lấy coupon với điều kiện để lại contact. Tạo landing page hiệu quả giúp tăng traffic vào trang web đã đành, nó còn giúp bạn gia tăng hiệu quả convert sale từ những khách hàng tiềm năng. Tất nhiên, bạn cũng lấy được cả thông tin họ điền vào nữa

Sử dụng landing page với việc marketing giúp bạn chỉ mất một chút công sức để cung cấp cho khách hàng một vài lợi ích rồi đổi lại bạn sẽ có data của khách hàng, biết được sở thích của họ. Và hơn nữa, họ đồng ý cho bạn liên lạc bám đuôi thay vì cho ngay vào blacklist.

Các thành tố tạo nên landing page tốt:

  •  Tiêu đề: Tiêu đề thu hút sự chú ý khách hàng nếu đó đánh trực diện nhu cầu của họ. Bạn có thể đặt một câu hỏi rồi sẽ bình tĩnh trả lời câu hỏi đó trong phần nôi dung dưới của Landing Page.
  • + Nội dung: Bạn có thể khoe khéo về nội dung sản phẩm ở đây hoặc thông tin cho họ về những ưu đãi mà bạn đang cho
  • Số liệu kiểm chứng Đừng quên chỉ có bằng chứng mới thuyết phục được người đọc. Hãy đưa ra các số liệu kiểm định hay vài còng review của khách hàng thân quen
  •  Thiết kế: Đẹp. Những hình ảnh hãy tập trung vào điểm quyến rũ của sản phẩm
  •  CTA: nút kêu gọi mọi người hành động: Mua ở đây hay Đăng kí
  • Thông tin liên lạc, các gói hỗ trợ và dịch vụ đi kèm luôn là điểm cộng để “câu” khách.4. A/B Testing Inbound-dictionary-7A/B testing hay Split testing là một quy trình mà trong đó có hai phiên bản (A và B) cùng được chạy thử trong một môi trường/tình huống để so sánh mức độ hiệu quả của chúng. Phiên bản đó có thể là Banner quảng cáo, Website bán hàng, Email,…Hiệu quả của phiên bản được đánh giá dựa trên mục tiêu của chúng. Ví dụ, Website bán hàng có mục tiêu quyến rũ khách hàng rút ví mua hàng, hoặc banner phải thu hút khách hàng, kích thích họ bấm vào đó nhiều hơn. Conversion rate (tỉ lệ chuyển đổi: từ khách –> mua hàng. Từ ngừoi càng cao nghĩa là bản thử càng thành công.Để tạo ra một thử nghiệm A/B testing cần làm các bước sau”
    1. Câu hỏi:

    Những câu hỏi đặt ra trước khi thực hiện test giúp định hướng của phiên bản.

    1. Nghiên cứu:

    Nghiên cứu để nắm vững hành vi và tâm lý khách hàng qua các công cụ và dữ liệu có sẵn. Với mỗi kênh sẽ có một công cụ đặc trưng như Google Analytics cho website hay Email client cho email và newsletter.

    1. Giả thuyết:

    Để tránh cho quá trình test bị lệch hướng, cần có một giải thuyết về hành vi của khách hành. Chẳng hạn: “ Khách hàng nữ ưa thích và bấm nhiều hơn vào banner khoe trọn sáu múi của một soái ca”, “Có một đường link tới trang hướng dẫn dưới footer có thể giảm bounce rate”

    1. Mẫu thử và thời gian test:

    Bước tiếp theo hãy dò xét điều để xác định số lượng người tham gia. Con số này phải đủ lớn để thấy được độ rach ròi giữa hai phiên bản A và B. Thời gian phải đủ độ để khách hàng kịp đưa ra nhận định cá nhân những cũng không quá dài để bị ảnh hưởng bởi những xu thế tác động mạnh mẽ đến tâm lý của họ.

    1. Tiến hành test:

    Bạn còn nhớ giả thuyết bạn đã đặt ra chứ? Giờ hãy xây dựng một phiên bản B để test giả thuyết đó của bạn. Phiên bản này được sinh ra để thử nghiệm song song với phiên bản gốc A.

    6. Thu thập thông tin và phân tích kết quả:

    Hãy xét Conversion rate giữa hai phiên bản: nếu như phiên bản B có conversion rate cao hơn thì chứng tỏ nó hiệu quả hơn.Còn nếu nó thấp hơn phiên bản A, thì giả thuyết của bạn là sai. Xin quay lại bước 3.

    1. Gửi kết quả cho tất cả các bên liên quan:

    Trong trường hợp B vượt trội hơn và “thiên thời địa lợi nhân hòa” thì giờ chỉ còn biết “hí hửng” gửi thông tin cho các bên liên đới như designer, team content, team lập trình,…

5. Bounce rate

Bounce Rate là tỷ lệ % lượng truy cập vào website hoặc từ trang web khác tới website của bạn và rời bỏ website của bạn mà không xem bất cứ một trang nào khác. Có nghĩa là tỉ lệ người truy cập không tìm thấy thông tin hữu ích trên website của bạn.

Bounce rate là tỷ lệ phần trăm những visitor rời bỏ website của bạn ngay kkhi mới chạm đến trang đầu tiên. Tỷ lệ cao có nghĩa là website của bạn chẳng có nội dung hữu ích (hoặc có quá nhiều người hoa mắt mà lỡ tay ấn nhầm vào link dẫn đến website của bạn)

inbound-dictionary-4Ví dụ, tháng này lượng visitor của website là 1000 nhưng có 20% bounce rate thì trong tháng có khoảng 200 người chẳng muốn động chạm đến bất kì nội dung nào trên đó.

Có thể nói Bounce Rate là thước đo để nói lên chất lượng của một website. Một website có tỉ lệ Bounce Rate thấp,chứng tỏ website đó là hữu ích với đa số khách truy cập, và vì vậy, các nhà quảng cáo thường chọn những website có tỉ lệ Bounce Rate thấp để thực hiện những chiến dịch quảng cáo của mình, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm một nguồn thu nhập từ việc cho phép quảng cáo trên site của mình.

Và sau đây là những cách thông dụng nhất để tút tát” lại cho trang web để giảm thiểu bounce rate:

+  Tốc độ load trang web

+ Thiết kế bắt mắt, phần mục tiêu đề rõ ràng và khoa học, hình ảnh phân giải cao

+  Nội dung phải đa dạng, thống nhất với thông điệp của công ty. Các thủ thuật SEO, từ khóa luôn là một lợi thế để trở nên thu hút

+ Tạo các liên kết bài viết bằng các tagging.

6. Visitor:

Inbound-dictionary-5

Visitor là số người truy cập vào website trong một khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn, Visitor là 10 000/tháng có nghĩa một tháng có 10 000 người truy cập vào trang web của bạn.

Google Analytics (GA) sẽ đếm Visitor theo trình duyệt Cookies dùng để truy cập trang cập trang web đó. Vậy nên, nếu bạn vẫn sử dụng Cookie hay máy tính đó ghé thăm một website nào đó, dù tháng này hay màu đông năm sau, thì bạn vẫn chỉ được tính là một Visitor thôi. Chính vì vậy, cái cách “gán mác” này gây ra nhiều tranh cãi rằng nó không thực sự phản ánh số khách thăm “nhà”. Vì có khi, vẫn là bạn, nếu vào website bằng một máy tính khác, “đội lốt” cookie khác sẽ được coi luôn là kẻ lạ mặt, một Visitor mới toanh.

Khoảng thời gian nhất định mà GA tính cũng đáng lưu tâm. GA sẽ “nhận diện” bạn là một Visitor của website kể từ giây phút đầu tiên bạn “đặt chân” vào nhà đó. Vì vậy, số Visitor tháng sau sẽ chỉ phản ánh những Visitor mới, không trùng lặp so với tháng trước. Chẳng hạn, tháng này nhà Markus có nhận 1000 Visitor trong tháng này thì có nghĩa rằng Markus đã chào đón thêm 1000 “bạn” (hay chính xác là cookies) mới gia nhập hội “khách chơi nhà”.

Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa Visit và Visitor. Khác với Visitor, đi đếm số “người tới chơi” trong một thời gian nhất định, Visit lại là số lượng truy cập website cũng trong một khoảng nhất định. Vậy nên, nếu số Visit là 600 trong một tháng thì suy ra trang web đó có 600 lượt truy cập, bất kể từ cùng một cookies hay nhiều cookies.

7. Page View:

Inbound-dictionary-3

Page view là lưu lượng truy cập trang. Ai cũng biết rằng một website sẽ bao gồm rất nhiều trang khác nhau. Vì vậy, được tính bằng mã theo dõi của GA,  page view sẽ cho biết “khách” đã tải và xem bao nhiêu trang trên website của bạn.

Điều đáng nói là Page view cũng sẽ tính cả những lần “khách” yêu cầu F5 lại trang truy cập. Còn nếu họ nhấp vào một trang khác nhưng rồi buồn quá quay lại trang cũ thì Page view vẫn sẽ cứ nhảy số, và tính đó là một Page view bổ sung. Nói ngắn gọn,

1 page view = 1 lần tải trang (bất kể trang đó đã truy cập hay chưa)

Ví dụ, bạn vào trang chủ của Markus, page view sẽ là 1. Mạng chạy chậm lê thê, bạn reload lại trang, page view sẽ là 2. Bạn nhấn vào nội dung bất kì trên thanh tab, page view sẽ là 3. Rồi lại quay lại trang chủ mò mẫm thêm thông tin, page view sẽ là 4. Cứ như vậy, page view sẽ còn  tính chừng nào bạn còn loanh quanh click ra click vào các nội dung. Nó sẽ ngừng hẳn cho tới khi bạn thoát ra khỏi trang web và chờ đến lần truy cập sau.

8. LongTail Keyword:
Inbound-dictionary-9

Nó là những từ khóa mở rộng có thêm phần mô tả cụ thể hơn đối với từ khóa chính. Hay nói cách khác, Long tail keyword là chiến lược đưa nội dung của bạn đến một môi trường tìm kiếm ít cạnh tranh hơn hẳn, nhưng ROI (lợi tức đầu tư) lại khá cao vì bạn đã tiếp cận gần hơn đến các khách hàng tiềm năng bởi vì những người “ngấp nghé” chuyện mua bán thường có thói quen search từ khóa với nhiều hông tin hơn những kẻ “cưỡi ngựa xem hoa” (theo Wordstream).

Chẳng phải khi đã biết đích xác mình muốn mua cái túi da màu đỏ, bạn sẽ lao lên Google và search luôn cụm “nơi bán túi da màu đỏ” thay vì chỉ quẩn quanh “nơi bán túi” hay “túi”. Khi search như vậy, số lượng kết quả hiện thị sẽ ít đi hẳn và “nguy cơ” cao bạn sẽ “gặp” luôn được người bán hàng “định mệnh”.

Khi nào thì sử dụng long tail keyword?

Khi độ cạnh tranh quá cao: Nếu như có quá nhiều các đối thủ đồng hành cạnh bên, thì sẽ rất khó khăn để đem đến rank cao cho website của bạn với những từ khóa tốt nhất gồm 1 hay hai từ. Và thậm chí nếu bạn làm được điều này, thì thành công cũng rất khó có thể tồn tại lâu dài. Phí tổn thì nhiều mà kết quả thì chẳng bao nhiêu. Vì thế, thật đơn giản để bạn thấy rằng nó chẳng đáng với công sức và thời gian mà bạn bỏ ra.

Khi muốn gia tăng tỷ lệ Convert (tỷ lệ chuyển đổi) từ Visitor sang Customer: Bạn cần phải tư duy sáng tạo để website trở nên độc đáo và duy nhất. Đừng hiểu lầm nhé, không ai bảo bạn phải đưa ra một sản phẩm hoàn toàn mới đâu. Sản phẩm có thể không mới, nhưng với thủ pháp bạn có thể “trưng” luôn những đặc điểm ưu tú của nó trên keyword mà khách hàng tiềm năng cũng nhờ đó tìm thấy bạn nhanh chóng hơn.

Lên rank tìm kiếm: Một trong những bí quyết của thành công bền vững là tạo rank cho web với những từ khóa long tail (các cụm từ khóa gồm 4 hay 5 từ trở lên). Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để tạo rank với các từ khóa long tail vì nó sẽ cụ thể hơn và không sáo mòn như những từ khóa chính với 2 hay 3 từ trước đây.

9. CTA (Call to Action):

Các call to action là một trong những điều mà một nhà thiết kế web nên biết và hiểu. Đó là việc trình bày cho người dùng các đường dẫn truy cập rõ ràng, thường thể hiện bằng một nút nhấn hoặc điền vào một biểu mẫu. Dù bạn đang thiết kế web cho chính bạn hoặc khách hàng, một trong những nhiệm vụ đầu tiên là xác định mục tiêu của trang web và những thứ mà bạn muốn ưu tiên cho khách truy cập vào.
Inbound-dictionary-6Hiệu quả của call to action phụ thuộc vào hiệu quả của việc thiết kế. Màu sắc, font chữ, từ ngữ và bố cục đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng người dùng truy cập vào các mục theo mục đích của bạn. Nói chung, điều đầu tiên bạn muốn trang web của bạn giao tiếp với khách hàng là cái gì, và thứ hai cung cấp các lời mời gọi hành động. Nếu không có sự hiểu biết rõ ràng về mục đích của trang web, một lời kêu gọi hành động (một mẫu đơn đặt hàng, một mẫu đăng ký, một nút tiếp tục…) sẽ trở thành vô nghĩa. Một khi bạn xác định rõ mục đích, bạn cần xác địch rõ các hành động mà bạn muốn họ thực hiện. 

  • Sự tương phản: bất cứ điều gì bạn muốn mọi người thấy và nhấp chuột vào, cần phải làm cho dễ dàng nhìn thấy. Càng nhiều sự tương phản của nút lệnh hoặc biểu mẫu so với màu nền, thì càng nhiều người dùng dễ dàng nhìn thấy nó.
  • Đường viền: Thêm một đường viền bao ngoài cũng có thể tạo thêm hiệu ứng tương phản. Nó cũng không cần thiết lắm, nhưng nếu bạn cho thêm một đường viền mà không xung đột với thiết kế, hãy làm thế!
  • Gradients: Gradient có thể là cách đổ màu tốt để làm cho các thứ trông nổi bật hơn. Trong hầu hết các ví dụ trên, màu gradient được sử dụng trong một vài form. Hãy cẩn thận với việc lạm dụng màu gradient, nó rất dễ dàng có thể trở lòe loẹt thay vì mang lại lợi ích thiết kế.
  • Đổ bóng: Như với gradient, việc đổ bóng có thể làm cho các phần tử có hiệu ứng nổi lên. Nhưng hơn cả gradient, việc đổ bóng gần như luôn luôn bị lạm dụng bởi các nhà thiết kế nghiệp dư. Một hiệu ứng bóng đổ có thể là một tài sản tuyệt vời trong thiết kế của bạn, hoặc là cái chết của thiết kế của bạn. Nếu bạn để ý trong các ví dụ ở trên, bạn sẽ thấy hiệu ứng đổ bóng được sử dụng theo nguyên tắc.10. CMS (Content Management System)        
  • Inbound-dictionary-10         CMS là hệ thống giúp bạn thêm nếm nội dung cho website của mình. Trên đó bạn có tùy ý tạo, thay đổi, lưu trữ, xóa các thông tin không cần thiết hoặc sai lệch một cách dễ dàng. Ngoài ra nó còn bao gồm các công cụ giúp cho việc tìm kiếm, quản lý phiên bản và phát hành thông tin, định dạng thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Thông tin ở đây có thể là thông tin có cấu trúc (được lưu trong CSDL), hoặc thông tin không cấu trúc như các file media, file văn bản….Đây là một xu hướng cho các website ngày nay, thậm chí thay đổi “bộ mặt” của ngành hông tin truyền thống Chúng ta có Wikipedia là một dạng CMS, hay các tờ báo nổi tiếng như NY Times cũng triển khai CMS, các blog như Hubspot cũng sở hữu CMS để tiện cho việc sửa sang và đăng nội dung.Với CMS, các bài viết vẫn sẽ được chỉnh sửa bởi một hoặc nhiều  biên tập viên cùng một lúc nhưng những bản gốc, thay đổi, chỉnh sửa sẽ được hệ thông lưu lại.  ài báo sẽ được chuyển tới người biên tập để chỉnh sữa, thay đổi ( tuy nhiên phiên bản gốc vẫn được bảo lưu ).Và khi nội dung đã được thông qua, CMS cũng sẽ tự động đăng đàn luôn bài lên website và cũng sẽ xóa nó đi sau một thời gian “chạy” nhất định đa được cài đặt trước mà không them đoán hoài đến trình độ HTML (ngôn ngữ lập trình web) của biên tập viên. Hệ thống sẽ tự trình bày bài viết, xếp nó vào đúng mục phần. Người trong cuộc (giám đốc, nhân viên,… ) ai cũng có thể truy cập vào hệ thống để nhận thông tin vào đúng thời gian quy định.Trong tương lai, CMS sẽ được tích hợp luôn vào hệ thống ERP của công ty, giúp đăng tải những tài liệu nội bộ lên trang web, tiết kiệm thời gian và cả công sức. IDG trong những năm vừa rồi có đề ra một concept mới gọi là EW (Enterprise Workspace / Enterprise Workplace) đây là một hệ thống tích hợp mọi công cụ cho doanh nghiệp, bao gồm ERP, CRM, CMS,… Doanh nghiệp sẽ có một công cụ quản lý hết mọi hoạt động của mình.11.CPM (Cost per Mile) Inbound-dictionary-8

    CPM hay CPI là chi phí cho mỗi nghìn lần hiển thị một nội dung quảng cáo. Tức là khi chạy quảng cáo CPM, bạn sẽ đặt giá cho mỗi 1000 lần quảng cáo được hiển thị, chọn vị trí đặt quảng cáo và thanh toán mỗi khi nó xuất hiện.

    Đó có thể là quảng cáo văn bản (bài viết) hay hình ảnh (banner, billboard). Nghe có vẻ lạ nhwungx thực ra chúng chính là loại quảng cáo kiểu banner hiện ra ở góc các trang báo mạng. Hay nổi tiếng nhất thì chắc có lẽ là những biển quảng cáo hay TVC phát ở những trận Superbowl.

    Công thức tính “thiệt hại” cho mỗi nghìn lượt xem  quảng cáo của CPM là:

    CPM = ( Tổng số tiền đặt quảng cáo × 1000)/Lượt xem

    Ví dụ, Tổng tiền đặt quảng cáo là 500 000 và quảng cáo đó thu hút 10000 lượt xem thì giá tiền mỗi phần nghìn lượt xem là:

    CPM = 500 000 × 1000/10000 = 50 00 

    Quảng cáo CPM thường được ưa chuộng vì bạn có thể kiểm soát đượcchi phí để đạt được lưu lượng truy cập web mong muốn. Tùy từng vị trí đặt quảng cáo, nhà cung cấp quảng cáo hay những chính sách kèm theo mà giá cho mỗi gói CPM sẽ khác nhau.

    Theo Google, quảng cáo CPM cạnh tranh gay gắt với quảng cáp CPC (thanh toán cho mỗi nhấp chuột) trong những phiên đấu giá. Vậy nên, chỉ có các quảng cáo mang hiệu suất cao nhất mới được hiện thị trên website của bạn. Để quảng cáo được hiện thị, bạn sẽ phải đặt giá thầu CPM cao hơn quảng cáo CPC.

    THAM KHẢO THÊM KHOÁ HỌC INBOUND MARKETING CỦA MARKUS:

    Là trường đào tạo đầu tiên dành cho StartUp và doanh nghiệp vừa và nhỏ, Markus đem đến cho các marketers, các chủ doanh nhiệp những kiến thức inbound marketing bài bản và cập nhật nhất. Qua đó, các bạn sẽ dễ dàng nắm vững những kiến thức online marketing cơ bản và thiết lập được hệ thống cho riêng mình

inbound cognito