Như bất cứ con nai tơ ngơ ngác nào vừa khẽ khàng đạp chân vào thế giới lấp lánh của copywriting, bạn ôm ấp trong mình một ước mơ màu hồng nhỏ bé: “Một ngày kia ta sẽ trở thành đại ca đại tẩu múa bút giang hồ, toàn làm agency xịn, nói đến tên cả đám trầm trồ. Slogan mới của Coca-cola, Campaign mới của Iphone 7 hay bét ra website của Toyota cũng phải xếp hàng.” Nhưng mà, bạn phải bắt đầu từ đâu bây giờ?
Muốn xin vào Agency xịn, trước hết hãy làm một cái portfolio xịn.
COPYWRITER PORTFOLIO là gì?
Với bất cứ ai có ý định nộp đơn vào vị trí copywriter, yêu cầu đầu tiên của nhà tuyển dụng chính là bạn phải có một portfolio. Portfolio của copywriter là tập hợp những bài viết, những công trình sáng tạo của bạn trong quá khứ. Nó thể hiện rất nhiều về cá tính và năng lực sáng tạo của bạn. Thông qua portfolio, nhà tuyển dụng biết được bạn là ai, bạn có thế mạnh về điểm gì, style sáng tạo của bạn ra sao.
Nếu là người làm việc lâu năm trong ngành Marketing, portfolio là chuyện quá đơn giản. Quan trọng là bạn quyết định show những gì trong portfolio đó thôi. Nhưng nếu bạn là người mới bắt đầu với nghiệp viết lách, vừa chuyển hướng từ một công việc khác sang copywriter, hay sinh viên mới chập chững vào nghề thì sao? Làm thế nào để bạn tạo ra được một Copywriter Portfolio ĐỈNH CỦA ĐỈNH?
- Viết Blog :
Các copywriter đều là những người viết. Họ không chỉ viết thương mại cho mục đích bán hàng, viết flyer, quảng cáo, kịch bản TVC. Bản chất của Copywriter là những người viết không ngừng nghỉ về bất cứ những gì họ thấy xung quanh mình. Bởi vậy có thể thấy phần lớn các copywriter đều có blog riêng. Các platform được sử dụng nhiều nhất là: WordPress, Tumblr, Facebook và cả Linkedin
Việc sử dụng blog để làm portfolio có rất nhiều lợi ích:
- Thứ nhất: bạn sẽ không bị bó buộc vào bất cứ một khuôn khổ bài viết hay chủ đề bắt buộc nào cả. Bạn có thể viết bất cứ điều gì đến với mình. Một điều thú vị hàng ngày, một câu chuyện làm bạn cười, một biển báo khiến bạn thích thú. Tất cả những thứ đi qua lăng kính của bạn đều có thể trở thành đối tượng để lên blog.
- Thứ hai: Bạn có thể chủ động trong việc viết lách này. Nếu portfolio chuyên nghiệp yêu cầu người viết phải có công việc trong ngành quảng cáo, phải join team sáng tạo, phải tham gia dự án v…v… thì blog chỉ yêu cầu bạn biết viết, có máy tính nối mạng, dành thời gian để gõ phím là okay.
- Thứ ba: Nhà tuyển dụng có thể có được cái nhìn bao quát hơn về bản thân bạn. Thậm chí bạn có thể được nhà tuyển dụng chủ động gõ cửa nếu biết cách blogging trên những platform như Linkedin.
- Một vài ví dụ cực nổi của việc blogging làm portfolio chính là Blog: Toiyeumarketing của anh Huỳnh Vĩnh Sơn (cuối cùng đã thành sách Ý tưởng này là của chúng mình), hay blog của Hiếu Orion.
2 . Làm việc thông công/đi intern không công:
Hãy bắt đầu với những mối quan hệ cá nhân. Thử tài copywriting của bạn với bất cứ ngành nghề nào. Dù đó là viết bảng hiệu cho cửa hàng quần áo của cô bạn, hay là phiếu giảm giá cho xe cá viên chiên ở hội chợ của cô hàng xóm. Đừng kén cá chọn canh. Hãy làm hết sức mình. Và LÀM KHÔNG CÔNG.
Cứ viết đi. Viết hết mọi thứ bạn có thể. Brochure, content website. Bạn vừa giúp người khác vừa làm giàu portfolio của mình. Biết đâu đấy, thậm chí bạn cũng có thể có một khoản bất ngờ từ công việc đầu tiên này.
Bạn thậm chí có thể chai mặt gõ cửa các công ty quảng cáo, các start-up đề nghị được làm intern về copywriting. Phần lớn các công ty quảng cáo luôn có chính sách tuyển intern thường xuyên, hãy chăm chỉ theo dõi các group tuyển dụng. (suggestion: Copywriter Vietnam, Vietnamworks…). Còn start-up thì khỏi nói, không thiếu ý tưởng, chỉ thiếu nguồn lực. Bạn có thể làm dày portfolio của mình lên nhanh chóng bằng cách đầu quân cho start-up.
Ưu điểm của cách làm này là
- Bạn có thể thử sức với copywriting và đánh giá năng lực của mình thông qua hiệu quả của nội dung copy. Nếu copy tốt, hàng bán thanh. Copy dở thì… thôi.
- Được trực tiếp tham gia on-job training. Nếu làm cho start-up thì còn tiện hơn. Bạn sẽ được học cách làm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, học được nhiều kiến thức hơn là tự mày mò ở nhà.
3. Xách bút lên và đi tìm khách hàng:
Đến khi đã mài gươm giáo sắc bén rồi, thì bạn cần đứng dậy đi tìm khách hàng thôi.
Bạn có bao giờ ngó một cái website/quảng cáo/printad mà lầm bầm bảo: “Trông xấu/kinh khủng thế! Mình mà làm/viết thì đẹp/hay hơn bao nhiêu.”
TẠI SAO CHỈ NÓI MÀ KHÔNG LÀM?
Bắt tay vào viết lại nội dung của website bạn cảm thấy khủng khiếp nhất, hoặc ít nhất là một bản sample của cái website ấy. Hãy tự làm một printad bạn ưng ý nhất thay cho cái mà bạn vừa dài mỏ chê. Và hãy đảm bảo rằng trông chúng đẹp mê li rụng rốn với những câu từ mà ai đọc cũng sẽ muốn trở thành khách hàng của bạn lập tức
Bước tiếp theo: hùng dũng “đập” cửa client, nói điều mà chưa ai dám nói: “Nói thiệt với anh, anh mà cứ làm quảng cáo như này, khách nó chạy bằng hết.” Và tranh thủ client còn đang choáng váng sầu não vì những sự thật mất lòng, trong lúc họ vẫn còn đang bối rối không biết sau này phải thay đổi ra sao, đang khổ sở vì không biết ai sẽ là cứu cánh. Hãy làm một người hùng. Hãy rút ra bản copy tâm huyết mà bạn hì hụi làm mấy đêm ròng rã rồi thỏ thẻ: “Anh nè. Cái này em tặng anh. Free luôn đó!”
Client nếu không ngất vì cảm động thì cũng hào hứng chấp nhận đề nghị của bạn để viết lại toàn bộ content của website với giá rất hữu nghị.
Mission completed: Vừa có thêm tí kinh nghiệm giắt vào Portfolio, vừa có thêm ít gạo trang trải những ngày giáp hạt.
Ưu điểm của cách này:
- Người thật việc thật. Copy của bạn tốt, bạn được nhận. Copy không tốt, được comment.
- Rèn luyện khả năng đánh giá, phân tích.
- Rèn độ vững vàng của tim mạch. Không phải ai cũng có gan đập cửa brand rồi chê sản phẩm của họ xấu.Cẩn thận bị mắng té tot
4. Học một khoá Copywriting:
Khi học một khoá copywriting, bạn không chỉ học những kỹ năng từ những copywriter đã kinh qua trăm ngàn thử thách mà còn tự dựng một portfolio copywriting cho mình. Những ví dụ trên lớp luôn mới mẻ và gần gũi. Kết thúc khoá học, bạn có thể mang những ví dụ ấy và khoe với client tiềm năng của mình.
Khoá học Copywriting Foundation của Markus Marketing School, nơi mà bạn có thể một mũi tên trúng hai đích. Vừa rèn kỹ năng với giảng viên, vừa làm portfolio của bạn dày thêm.