Dành cho những bạn làm content: Giải quyết những ngày tắc tị không viết được chữ nào

 Lắm lúc chỉ muốn gập hết máy tính giấy note các kiểu vào. “Mệt quá đi mất” “Không viết nữa” “Không thể chịu được ngày nào cũng làm vụ này”  Làm content creator được một thời gian và  mỗi tuần task viết bài của mình càng ngày càng nhiều lên. Viết, proof read, sửa lại, viết tiếp, tìm ý tưởng, viết… Thân làm content creator nhìn chữ nhiều đến nỗi lắm lúc cảm thấy ớn tận cổ.  Lắm lúc chỉ muốn gập hết máy tính giấy note các kiểu vào và chuồn xừ khỏi văn phòng.

Nếu có một ngày bạn cũng cảm thấy như mình, xin giơ tay lên và high-five cái. Vì chúng mình đã trở thành một hội rồi đấy. Hầu hết những người phải viết nhiều đều đã trải qua cảm xúc này rồi. Sau một thời gian viết lách máu lửa, cũng phải đến lúc phải thấy nhàm, thấy tắc tị. Có một danh sách những nguyên nhân khiến tắc tị:

  • Chán cái mình viết: Viết nhiều quá đâm ra ớn. Kiểu như một món ăn rất ngon, ăn ngày thứ 1 thấy hay, ngày thứ 2 vẫn thấy thích nhưng đến ngày thứ 200 thì thấy nó chẳng còn vị gì hấp dẫn cả. Sự buồn chán là nguyên nhân số 1 dẫn đến hết hứng
  • Năng lượng sáng tạo bị vắt kiệt: Quả chanh vắt mãi cũng phải hết chứ bộ. Óc sáng tạo có giàu đến đâu mà cứ ép mãi là cũng phải hết đó nha.
  • Dễ quá: Dễ quá viết cũng chán.

Rồi, giờ sao? Giờ làm thế nào để lại có thêm cảm hứng để viết nữa? Ngoại trừ việc nhìn vào ví và cảm thấy đáng sợ đến gai cả người?

content-writing

1. Đi nghỉ (hoặc đi ngủ) cho đã:

Nếu cảm thấy hơi bị mệt mỏi vì việc viết lách thì bạn có thể nên cân nhắc với việc tách bản thân khỏi công việc viết content của mình trong một lúc. Có thể là 20′ hoàn toàn không nghĩ gì đến công việc (chạy ra ngoài đi bộ quanh công ty); 2 tiếng (đi bơi cho xả hơi khoẻ người) hoặc thậm chí là đi du lịch vài hôm.

Khi bạn đi nghỉ cũng là lúc đầu óc được sạc pin trở lại. Ít nhất là sau khi đầu óc được thảnh thơi, cảm giác muốn viết lách (hoặc ít nhất là cảm giác viết lách cũng không tệ lắm đâu) sẽ quay trở lại thôi. Mình nhận ra nếu cứ ép mãi thì nội dung nhận lại sẽ rất chán. Còn nội dung chất cần người viết có tâm trạng thoải mái hơn.

Dù bận đến đâu cũng cố xếp một cái lịch đi du hí xem sao.
Dù bận đến đâu cũng cố xếp một cái lịch đi du hí xem sao.

Hướng dẫn sử dụng:
Típ này rất hữu dụng trong trường hợp bạn là freelancer hoặc làm việc trong môi trường start-up, những nơi không có nhiều yêu cầu khắt khe với giờ làm việc. Hãy thử cân nhắc một điều: liệu bạn muốn up lên những nội dung rất hay, chất lượng hơn số lượng hay cứ khăng khăng phải đủ theo kế hoạch 1 bài/ngày và nhận về một đống nội dung rác?

2. Viết một bản kêu ca về những điều khiến bạn chán viết:

Khi thông có cảm hứng, điều nhiều người viết content hay làm nhất chính là kêu ca. Kêu ca không xấu lắm đâu. Nếu bạn biết cách sử dụng nó để tự tiếp thêm sinh lực cho content của mình. Viết ra hết những thứ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản vì công việc viết content đi. Viết hết sạch, đầy đủ cụ thể chi tiết vào.

Trên một nghiên cứu của Academy of Management Journal (Tạp chí nghiên cứu của Học viên quản trị) các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc viết ra những điều làm bạn cảm thấy khó khăn trong công việc giúp bạn tập thể dục cho trí não và thoát khỏi cảm giác bất lực đấy.

Họ tập hợp một nhóm những người cảm thấy mệt mỏi với công việc của mình, chia làm 3:

  • Một nhóm được viết tất cả những gì họ nghĩ tới. Cảm giác và suy nghĩ về công việc nhàm chán của mình
  • Một nhóm được viết về những vấn đề không liên quan đến công việc
  • Một nhóm không được viết gì cả.

Nhóm số 1 lấy lại cân bằng về cảm xúc thanh hơn. Việc viết lách về những gì mình cảm thấy là một phương pháp để bạn có thể xả stress tốt nhất. Hơn là đi kêu ca với mọi người hoặc cố giải quyết trong âm thầm.

Hướng dẫn sử dụng: Mình thường có một cuốn sổ nhật ký mang đi khắp mọi nơi để viết những cảm xúc vào trong đó. Bao giờ cảm thấy stress quá thì tạm thời viết vào đấy một vài lúc. Vì nhiều khi đi làm đồng nghĩa với việc bạn không thể có không gian riêng cho bản thân mình để nghỉ ngơi, hay có bạn bè ở cạnh để mà than vãn. Những lúc đó thì một cuốn sổ để take note chính là cách để bạn có thể xả stress, nói hết ra mà không bị ai đánh giá.

3. Đổi chỗ ngồi:

Cảm giác tắc tị khi viết content cũng một phần vì cái chỗ ngồi. Chỗ ngồi làm việc ở công ty lắm khi tù túng làm mình bí đầu, ý tưởng muốn chui ra cũng không ra nổi. Thế nên mấy bạn copywriter với content creator cứ hay thích ra hàng cà phê ngồi để cho thoáng đầu là như thế.

Nate Krueter , cry viết cho Inside Higher Ed lý giải:

“Chẳng có môi trường viết lý tưởng nào cả. Cái bạn cần là một không gian có thể cho bạn làm việc hiệu quả. Nếu cảm thấy hài lòng với khả năng viết của mình cả về chất lượng và số lượng thì không cần bận tâm nhiều lắm. Nhưng nếu bạn cảm thấy muốn có một chỗ nào đó thoáng hơn, hãy thử đi tìm một chỗ ngồi khác xem sao”.

Ra quán cà phê làm việc cũng là một trong những cách để đỡ bí đầu. Mình hay ra Cộng cà phê ngồi. Vì có cốt dừa ngon.
Ra quán cà phê làm việc cũng là một trong những cách để đỡ bí đầu. Mình hay ra Cộng cà phê ngồi. Vì có cốt dừa ngon.

Tips:

  • Nếu đang đi làm ở công ty thoải mái với việc bạn chui ra ngoài ngồi (agency, start-up) . Đi thôi. Cẩn thận hết tiền. Hãy chọn một chỗ khiến bạn thoải mái và có không khí kích thích làm việc là tốt nhất.
  • Còn nếu cần get away mà không được đi xa, thử dùng một vài ứng dụng như là Noisli, Defonic để tạo ra âm thanh ảo khiến cho bản thân cảm thấy thư thái hơn.

4. Đọc những nội dung thú vị.

Đọc cái gì thì viết ra vậy. Nếu bạn cảm thấy mình mệt mỏi thì có khi lâu lâu rồi bạn chưa đọc được điều gì đó hay ho và mới mẻ đấy. Bình thường content creator thường xuyên viết content bằng việc tham khảo các nội dung trong ngành của mình. Ví dụ như viết content cho nhà hàng thì suốt ngày sẽ cắm mắt vào các trang ăn uống, thực phẩm công thức nấu nướng. Nhưng hãy thử làm mới luồng suy nghĩ của mình bằng cách đọc những nội dung khác như trinh thám, truyện cười, truyện kinh dị.

Bạn sẽ thấy được:

  • Độ sáng tạo được buff lên mấy lần
  • Content đỡ chán hơn hẳn (vì rõ ràng có một luồng gió mới thổi vào)
  • Làm việc có nhiều năng lượng hơn (Nhất là khi đọc mấy cuốn trinh thám hồi hộp hoặc sách có tính inspirational thì càng rõ).

Hướng dẫn sử dụng:  Lúc nào cũng nên đọc. Đọc càng nhiều viết càng hay.

Slide1
Markus có một bài viết về Những cuốn sách thú vị dành cho Copywriter tương lai. Bạn có thể tham khảo để tìm nguồn cảm hứng cho mình nhé

5) Đi học để giao tiếp với những người mới trong môi trường sáng tạo:

Cách nữa để khiến bản thân mình đỡ bí ý tưởng là gặp gỡ với những người cùng làm việc trong ngành sáng tạo thông qua một buổi học chẳng hạn.Khi bạn đang cảm thấy quá quá sức là mệt mỏi với vụ viết content  thì việc tiếp xúc với những người làm cùng công việc với mình sẽ đem lại cho bạn ít nhất là 2 điều:

  • Được chia sẻ ý tưởng với những người cùng sóng nào. Không có gì khiến khả năng lên ý tưởng của bạn gia tăng nhanh hơn là việc ngồi
  • Được học thêm kiến thức bổ ích từ giảng viên. Hoặc được chính giảng viên gỡ bí cho vấn đề của mình.

Lấy ví dụ như lớp Content Marketing của Markus chẳng hạn, lớp học đươc tổ chức làm 6 buổi với mô hình Case study – lý thuyết- thực tế. Tức là bạn có thể vừa gặp gỡ những người bạn học vô cùng thú vị để lắng nghe các vấn đề về content marketing, vừa được học với giảng viên là anh Thành Long Nguyễn để có thể khiến cho content của mình đỡ nhàm chán và bớt hết tắc tị ý tưởng đấy nhé.

Đây, khui luôn những nội dung bạn sẽ được học sơ sơ này:

CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN VỀ KHOÁ HỌC VÀ ĐĂNG KÝ CHO MÌNH MỘT CHỖ NHA!