Động cơ của hành vi share

The best advertising is done by satisfied customers”

Share là ‘’trùm cuối’’ trong chuỗi hành vi người dùng AISAS (Attention- Interest- Search- Action- Share) ở thời đại digital. Người dùng chỉ share khi họ thật sự thấy một lợi ích thật sự từ thương hiệu, không chỉ với họ mà với bạn bè của họ. Như Kotler đã từng nói:’’The best advertising is done by satisfied customers’’, mỗi một lần share của khách hàng hiệu quả hơn hàng nghìn USD tiền quảng cáo. Vậy để tạo ra những campaign đủ hay để người tiêu dùng chia sẻ với bạn bè của mình, các marketer cần hiểu được động cơ của hành vi này. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra 4 động cơ chính: Thể hiện bản thân, Bày tỏ cảm xúc, Gắn kết với xã hội và Thuyết phục người khác.

1. Thể hiện bản thân

Từ việc khoe khoang của cải vật chất cho đến việc tự hào vì thành tích cá nhân của mình, tất cả đều nhằm mục đích thể hiện bản thân và có được sự tôn trọng của người khác. Ngoài ra việc đăng ảnh, viết status cũng là 1 cách thể hiện đặc trưng về tính cách, những quan điểm riêng cũng như thể hiện sự hiểu biết của mình.

Các bức ảnh kỉ yếu lộng lẫy của sinh viên mới tốt nghiệp cũng là một cách vô cùng hiệu quả để quảng bá cho hình ảnh của trường. Đó cũng chính là điều mà các marketer mong muốn: sự gắn kết tên tuổi của mình với các chia sẻ cá nhân của mọi người.

2. Bày tỏ cảm xúc

Sau khi xem xong một bộ phim xúc động, trải qua một chuyến bay mệt mỏi hoặc được gặp thần tượng mà mình đã ngưỡng mộ từ lâu, chắc hẳn ai cũng muốn được nói ra ngay những cảm xúc như đang trào dâng trong tâm trí của mình. Những hoạt động chia sẻ vô thức như vậy làm cho chúng ta được cân bằng cảm xúc, giảm bớt tức giận, lan tỏa niềm vui và giải tỏa được nỗi niềm của mình. Bạn cũng có thể dễ dàng thấy được rất nhiều các status của bạn bè chỉ là các cảm xúc đơn thuần và thậm chí còn chẳng có nội dung gì cả.

Bởi vậy nếu các marketer có thể áp khéo léo tận dụng tâm lý này, điều đó sẽ vô cùng có lợi cho việc lan truyền hình ảnh sản phẩm tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng cảm xúc để quảng bá cũng có thể là một con dao 2 lưỡi. Nếu thông điệp được truyền tải đi bị sai lệch so với ý định ban đầu, mang lại các cảm xúc tiêu cực thì việc lan tỏa lại càng mang đến tác hại cho thương hiệu

3. Gắn kết với xã hội

Con người luôn sợ cảm giác cô đơn, cũng như luôn có như cầu chia sẻ và được chia sẻ về các thông tin từ cộng đồng. Khi thực hiện một hành vi share, người viết muốn khẳng định sự tồn tại, gắn kết của mình với cộng đồng hoặc ít nhất là với friend list của mình, muốn nói tất cả mọi người rằng: “ê, tôi đang ở đây này!” Các thông tin thường được chia sẻ là các kỉ niệm chung, các sự kiện cộng đồng, cập nhật về thương hiệu mà mọi người cùng ưu thích.

Cách lan tỏa này được thể hiện rất rõ qua các sự kiện tập thể, các cuộc thi mà chúng ta vẫn thường được thấy. Sau một chặng đường vất vả của 3 vòng thi đầy cam go, quyết liệt, các đội chơi của Bản lĩnh Marketer (1 cuộc thi của CLB marketing FTU tổ chức) dù nhận được hưởng vinh quang ngọt ngào hay là sự tiếc nuối của thất bại, cũng luôn muốn được chụp cùng nhau nhiều kiểu ảnh thật đẹp để share lên trang cá nhân của mình. Ở đó, họ không chỉ học được thêm bao bài học bổ ích về Marketing mà còn có khoảng thời gian sát cánh cùng nhau để làm nên những đề án, những ý tưởng mà mình tâm đắc nhất. Và từ đó, sự lan truyền hình ảnh thương hiệu sẽ được thực hiện một cách rất tự nhiên, chân thật và cảm xúc.

4. Thuyết phục người khác

Chia sẻ thông tin về ưu điểm của sản phẩm mình thường sử dụng, hay dẫn chứng sắc bén về một vẫn đề đang gây tranh cãi … là những động cơ mạnh mẽ để người ta chia sẻ, nhằm đạt được mục tiêu thuyết phục người khác. Những người thích uống Cocacola thì nói về nói với bạn bè mình bằng các chương trình quảng bá thú vị, những sự kiện hoành tráng được tổ chức rầm rộ. Còn những người thích uống Pepsi thì dường như là những người rất yêu nước, họ đưa ra dẫn chứng về việc công ty này luôn có trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước đầy đủ.

Ai cũng có những lý do, những luận điểm để thuyết phục người khác và muốn người khác tin tưởng ý kiến của mình. Việc tạo ra các nội dung xác thực luôn mang lại cảm giác thuyết phục, từ đó kích thích được sự chia sẻ của khách hàng trung thành với bạn bè, lan tỏa hình ảnh sản phẩm.

Để hiểu cách các marketer áp dụng mô hình AISAS như thế nào, các bạn có thể tham gia lớp học: Inbound Marketing cơ bản- Khởi đầu sự nghiệp cho Online Marketing