“Going viral” được định nghĩa là sự lan truyền thông tin (dưới dạng văn bản, hình ảnh, video,…) từ người này sang người khác với tốc độ cấp số nhân của một thông điệp về sản phẩm, dịch vụ, hay thương hiệu (hiểu nôm na như cách thức lan truyền virus). Nhưng bạn cũng có thể tiếp cận theo hướng, “going viral” là tên của một trò chơi dành cho tất cả mọi người, bất kể lĩnh vực người đó đang hoạt động. Ở đó, bạn mong muốn càng nhiều người biết đến sản phẩm, dịch vụ và content của mình càng tốt. Thế nhưng, trò chơi ấy cũng thật khó đoán bởi vì bản chất của content marketing hay thay đổi và mang tính cập nhật, đồng thời, các thuật toán mạng xã hội cũng luôn được đổi mới theo thời gian. Nhưng bạn yên tâm nhé, mặc dù có nhiều sự thay đổi và cập nhật khác nhau, nhưng một số nguyên tắc cơ bản để thực hiện content marketing vẫn kiên định do các yếu tố về tâm lý và hành vi con người có thể dự đoán được. Bằng cách tận dụng những nền tảng ấy, bạn vẫn có thể thực hiện một chiến lược viral thành công!
Nào, trước khi bạn click vào nút “đăng tải” nội dung mới hay bắt đầu đầu tư vào chiến dịch marketing, hãy cùng Markus xem thử bạn đã đủ 7 yếu tố trong checklist Viral Content sau đây chưa nhé!
Nguồn thông tin: www.entrepreneur.com
1. Khơi gợi cảm xúcMột nghiên cứu của Jonah Berger và Katherine Milkman từ Đại học Pennsylvania mang tên “What Makes Online Content Viral” (Tạm dịch “Những yếu tố khiến Content trực tuyến được lan truyền”) đã phân tích gần 7.000 bài báo của New York Times. Họ chú ý một điểm quan trọng trong những bài báo mang tính “viral” cao đó là sự khơi gợi những cảm xúc gây “hưng phấn” cao, bao gồm sự sợ hãi, phấn khích hay thích thú. Chính những content hay copy thực sự khiến người đọc mang những cảm xúc trên đem lại hiệu quả hơn nhiều so với những bài chỉ mang cảm xúc thấp như sự thõa mãn hay buồn bã.
Và thú vị thay, những content càng gợi những cảm xúc tiêu cực (như giận dữ hay lo lắng) thì càng được chia sẻ nhiều. Bất kể là cảm xúc tích cực hay tiêu cực, người đọc sẽ không muốn mình ở vị trí trung lập sau khi gắn kết với những content của bạn. Do đó một khi đã bắt được nhịp, họ chắc chắn sẽ chia sẻ những bài viết tạo được những phản hồi đầy xúc cảm hay đam mê trong họ và những người khác. Và để làm được điều đó, hãy thổi hồn vào content của mình bằng những câu chuyện, phép ẩn dụ và thật nhiều tính từ gây cảm xúc bạn nhé!
2. Nội dung thiết thực
Bạn có lời kêu gọi hành động (calls to action) rõ ràng cho content của mình chưa?
Những content hữu ích, mang tính giáo dục hoặc thiết thực thường được chia sẻ dễ dàng hơn bất kỳ nội dung nào khác. Bài nghiên cứu của Berger và Milkman cũng lưu ý rằng mọi người thường có xu hướng chia sẻ những content thiết thực vì những lý do như “lòng vị tha” (giúp đỡ người khác thông quacontent), tự phát triển bản thân và trao đổi xã hội (có qua có lại, cho – nhận, hay chia sẻ kiến thức).
Và đó cũng chính là lý do những bài viết thuộc dạng “Làm sao…?”, “80 cách để…”, hay “69 bí kíp để…” và infographic ngày càng phổ biến và làm mưa làm gió trong các chiến dịch về viral marketing hiện nay. Vì vậy, hãy cố gắng tạo ra content mang ý nghĩa thực tế, có ích và giúp cho người đọc của bạn các “bí kíp” hay các “mẹo” mà họ có thể áp dụng ngay vào cuộc sống của mình!
3. Dễ đọc – dễ hiểu
Viral content tốt phải giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận. Content của bạn có thể chứa đựng những thông tin cực kỳ mới và đột phá, nhưng sẽ là vô dụng nếu nó được trình bày quá khó hiểu hay quá hàn lâm. Vì vậy, để thu hút một lượng lớn người đọc, content của bạn phải dễ đọc và dễ hiểu, tốt nhất là ở mức độ đọc hiểu của một học sinh lớp 9.
Bạn có thể tham khảo bí kíp KISS (“Keep It Simple & Sincere” – Đơn giản và Chân thực) cho việc tạo ra content của mình. Và cần lưu ý, tạo ra content một cách đơn giản để người đọc dễ tiếp cận không có nghĩa là đơn giản hóa nội dung của bạn đi, mà thay vào đó, hãy thay thế những từ, cụm từ hay câu cú quá hàn lâm và phức tạp bằng những từ hay cấu trúc phổ biến và quen thuộc. Nếu cần thiết, hãy đếm số lượng từ mà bạn dùng trong một câu để kiểm soát tốt hơn.
4. Tiêu đề quyền năng
Việc tạo ra content còn được so sánh như một trận đấu mà ở đó, bạn phải tạo ra những tiêu đề làm sao để càng nhiều người click vào càng tốt, đồng thời phải giữ chân họ ở lại bài viết của bạn để đọc hết content bạn tạo ra.
Để thắng được trận đấu ấy, bạn cần phải đưa các từ ngữ đủ “đắc” và sắc bén vào tiêu đề và đoạn giới thiệu để “mồi chài” người đọc tiếp tục đọc bài viết của mình. Một tiêu đề quyền lực sẽ gợi được cảm xúc và sự chú ý của người đọc. Và Aeron Haynes từ RiseDigital đưa ra một số lời khuyên về vấn đề này là hãy suy nghĩ ra ít nhất 7 – 10 tiêu đề cho một bài viết, đưa các từ ngữ “quyền năng” vào, sắp xếp lại cấu trúc, đơn giản hóa rồi thu hẹp lại các tiêu đề nhằm chọn được tiêu đề hay nhất và thích hợp nhất cho bài biết.
Tham khảo 317 từ ngữ “quyền năng” giúp tạo content tốt hơn. (link: http://
5. Xây dựng niềm tin
Người đọc sẽ chia sẻ content của bạn khi họ đủ tin tưởng vào bạn. Bạn có thể tạo dựng niềm tin đó trong content của mình bằng cách trích lời các chuyên gia trong lĩnh vực của mình hoặc trích dẫn các số liệu, thống kê và nguồn đáng tin cậy. Trong khi các câu chuyện cá nhân là cách tuyệt vời để xây dựng kết nối với người đọc thì việc ủng hộ và chia sẻ câu chuyện của người khác với nguồn dẫn sẽ tạo được uy tín cho bạn.
Việc trích dẫn lời một chuyên gia nổi tiếng cũng có thể làm tăng cơ hội viral của bạn cao hơn. Ví dụ như blogger Mike Wallagher (http://
6. Trực quan sinh động
Hiệu ứng “nhìn” luôn được xem xét kỹ lưỡng khi tạo content, không chỉ thông qua hình ảnh mà còn với font, size và bố cục. Một bài đăng trên Facebook với hình ảnh đạt tỷ lệ tương tác cao, gần 87% so với một liên kết đơn giản chỉ đạt 4%.
Về bố cục, người đọc ưa chuộng đọc những đoạn ngắn với nhiều khoảng trắng, ít “lộn xộn” hơn là những đoạn dài lê thê. Alexander Tochilovsky,giảng viên Thiết kế của Cooper Union School of Art chia sẻ trên The Week, “Kích cỡ chữ, độ rộng các ký tự, khoảng cách giữa các chữ, khoảng cách dòng, độ rộng cột và sự canh chỉnh có tác động đến khả năng tiếp cận của một đoạn văn đối với người đọc.”
Càng dễ đọc thì bài viết càng dễ được chia sẻ. Vì vậy, bạn có thể chia bài viết ra bằng các tiêu đề phụ hoặc theo kiểu danh sách và in đậm những phần quan trọng nhằm tạo hiệu ứng tốt hơn. Đồng thời, bạn có thể nhận thấy rằng, các bài viết tạo viral bằng cách dùng font chữ lớn hơn cho phần giới thiệu thường sẽ dễ dàng thu hút người đọc.
Đừng bao giờ xem nhẹ khả năng tiếp cận và hiệu ứng hình ảnh, đồng thời tránh xa các ảnh stock “rẻ tiền” và bố cục bài lộn xộn nhé!
7. Thiên thời địa lợi
Thời gian đăng bài cũng quan trọng không kém cạnh gì nội dung. Nghiên cứu của Buzzsumo cho rằng content được chia sẻ hiệu quả nhất vào thứ 2 và thứ 3 hàng tuần. Đồng thời, các blog nhận được lượng truy cập cao nhất vào khoảng 11 giờ trưa. Về chiến dịch email marketing, các email khuyến mãi, ưu đãi thường được xem nhiều nhất vào buổi tối lúc 7 giờ và 10 giờ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên đăng bài vào những ngày cuối tuần. Một chiến lược tốt gợi ý cho bạn đó là hãy đăng bài mới vào thứ hai và thứ ba, sao đó thúc đẩy những bài viết ấy một lần nữa vào cuối tuần! Nhớ nhé!
THAM KHẢO KHOÁ HỌC: CONTENT MARKETING HN 01 – How to make content sexy. Khoá học giúp bạn nắm được nguyên tắc lên ý tưởng, viết content và vận dụng chúng hiệu quả để tạo ra doanh thu cho sản phẩm của mình. 6 buổi học cực kỳ chi tiết, thực hành ngay tại lớp và cùng giảng viên thảo luận về những vấn đề mà bạn đang gặp phải với chiến lược content marketing của mình.