70% HỌC VIÊN CỦA MARKUS: “MÌNH HỌC TƯ DUY MARKETING ĐÂU PHẢI VÌ ĐI THI MANAGEMENT TRAINEE ĐÂU. HỌC VÌ THẤY KHÔNG CÓ MARKETING LÀM VIỆC KHÔNG NỔI THÔI.”

Thời gian đầu tiên làm ở Markus, mình đã từng cực kỳ ngạc nhiên khi tham gia các lớp học và phát hiện ra chỉ có 30% học viên của lớp Tư duy Marketing xác định theo nghiệp Marketing. Còn số đông hơn cả, chiếm tới hơn 2/3 lớp lại đang làm những công việc nghe qua thì chẳng có tí liên hệ nào hết. Ngồi hỏi chuyện một hồi mới nhận ra được insight cho lớp Tư duy Marketing: Hoá ra, mọi người không học tư duy marketing vì để đi làm MT(Management Trainee) hay làm quảng cáo gì hết. Đi học tư duy Marketing để áp dụng cho công việc của mình mới là quan trọng nhất

1.Công cụ Marketing vs Tư duy Marketing:

Bài học đầu tiên khi tới lớp Tư duy marketing của Markus là câu hỏi: “Theo em thì công cụ với tư duy, cái nào quan trọng hơn?”

Mình nhanh nhảu trả lời ngay: “Tất nhiên là tư duy quan trọng hơn rồi. Nó trí tuệ hơn chứ.”

Hơi bị nhầm! Vì câu hỏi tiếp theo là thế vì sao trí tuệ hơn thì nó lại quan trọng hơn thì mình không sao trả lời nổi. Ừ thì nghe tư duy trí tuệ hơn, nghe nó sang hơn thật đấy. Nhưng không phải cái gì lấp lánh cũng là vàng và không phải cái gì nghe sang hơn thì cũng hay hơn. Có những công cụ, có những kỹ năng cực kỳ khó nhằn mà nhiều người phải học cả đời cũng không nổi.

tu-duy-marketing-markus

Ví dụ như việc nấu ăn chẳng hạn. Ai cũng có thể đọc thuộc lòng công thức làm món nem rán, làm phở hoặc thậm chí là làm Wellington beef của Gordon Ramsey (search cái là ra nên hãy chủ động Google nhé). Nhưng để làm ngon được thì cần có công cụ là kỹ năng làm việc khéo léo, trăm lần như một thì không phải ai cũng có được. Ví dụ khác à, vì sao có những người câu cá rất tài tình, trồng hoa trồng cây lúc nào cũng tươi tốt và có những người lại không?

Nhưng học dần lớp Marketing Thinking thì rốt cuộc mình cũng trả lời được câu hỏi vì sao tư duy lại quan trọng hơn. Mình học cách đặt câu hỏi vì sao khách hàng lại cần lựa chọn sản phẩm của mình thay vì sản phẩm của đối thủ chứ không phải làm thế nào để bắt khách hàng nghe những lời mình muốn nói. Mình học cách hỏi vì sao khách hàng có thể định trước ở nhà sẽ mua sản phẩm này, nhưng khi đến cửa hàng lại nhặt thứ khác cho vào giỏ.

Tư duy sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc vì sao nên để một sản phẩm ở vị trí cố định, cái khác lại để ở kia?
Tư duy Marketing sẽ giúp bạn dễ dàng lý giải vì sao một quầy hàng nhỏ lại luôn đông khách?

Tư duy quan trọng không phải vì nó trí tuệ hơn, khó nắm bắt hơn. Tư duy quan trọng hơn công cụ vì nó mang tính toàn diện và phổ quát. Bạn có thể áp dụng tư duy Marketing không chỉ cho công việc Marketing mà còn tất cả các công việc khác của mình nữa.

 2. Tư duy Marketing thì áp dụng gì cho công việc hàng ngày của bạn?

Thử nghĩ mà xem, trừ phi bạn đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mà không cần quan tâm tới khách hàng – sáng tác thơ chẳng hạn, thì tất cả các ngành đều có mục đích là đem tới giá trị cho khách hàng và thu về lợi nhuận.

 Tư duy Marketing sẽ giúp bạn đặt câu hỏi khách hàng muốn gì, cần gì để tạo ra sản phẩm. Bạn cũng sẽ học được cách tìm xem khách hàng đang ở đâu, họ cần những yếu tố gì để thoả mãn được. Ngoài ra, việc học về Marketing cũng sẽ giúp bạn làm việc với các phòng ban khác trong công ty hiệu quả hơn nhiều.

 Trong lớp Tư duy Marketing của Markus có khá nhiều các bạn theo đuổi vị trí sale hay trade marketing, có cả các học thuộc bộ phận chăm sóc khách hàng hay làm SEO công cụ thuần tuý. Nhưng vẫn đi học tư duy. Một phần vì khi thi tuyển ở các công ty FMCG, kiến thức marketing cũng cần thiết. Nhưng quan trọng hơn là nếu không có tư duy Marketing, bạn sẽ không hiểu được lý do vì sao mình lại làm việc đó. Vì sao sale sup lại suốt ngày phải tới các đại lý để đẩy hàng, vì sao lại phải thuyết phục đại lý chỉ có thể để tủ hàng của mình đựng sản phẩm của riêng công ty mình thôi, vì sao banner hay vật phẩm lại phải để ở bên tay trái chứ không để bên tay phải. Rất nhiều những điều trên cần có một cái nhìn từ Tư duy Marketing mới có thể khiến công việc hiệu quả được.

tu-duy-marketing-markus
Khách hàng lựa chọn cái-mà-ta-muốn-họ-chọn, làm thế nao?

À, và một điều nữa mình học được ở lớp Tư duy, đấy là chuyện đi xin việc. Lắm khi mình cứ nghĩ mình nói đủ tốt về mình là nhà tuyển dụng sẽ ok. Nhưng nếu xem nhà tuyển dụng là người mua hàng, còn mình là người bán thì góc nhìn sẽ khác lắm luôn. Mình sẽ không nói về bản thân nữa, mà quyết định nói công ty sẽ được lợi gì khi thuê tôi vào. Hồ sơ xin việc lẫn thư giới thiệu (letter of recommendation) cũng không photocopy ra hàng mấy bản cho tất cả các nhà tuyển dụng mà ngồi research xem mỗi chỗ sẽ có yêu cầu gì, cần người như thế nào.

 3. Tips để không lãng phí một khoá học Marketing:

 

  1. Làm quen với giảng viên: 99% giảng viên ở các trung tâm đào tạo Marketing tốt hiện nay đều là người đi làm và giữ những chức vu cao trong phòng Marketing. Tạo một mối quan hệ tốt với giảng viên sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, nhất là trong khi xin việc (đối với sinh viên mới ra trường hay các bạn dự định chuyển nghề) hay đơn giản là được giảng viên chia sẻ thêm những đầu sách hay, website nên đọc thêm, những mối quan hệ mới…
    Mỗi lớp học đều sẽ có những thành viên đến và đi như những đại hiệp hành tung bí ẩn, đến lớp rồi về vả chẳng tương tác với ai. Nhưng may là group lớp Tư duy Marketing và group Welcome to Markus dành cho 600++ bạn học viên của Think Markus vẫn luôn được duy trì nên các đại hiệp vẫn có thể ngồi tương tác như thường.
  2. Làm bài tập về nhà: Đừng chủ quan nghĩ rằng mình có thể nhớ tất cả mọi thứ giảng viên truyền đạt trên lớp. Đó đơn giản là điều không tưởng. Nếu không làm bài tập, bạn chỉ có thể nhớ được tối đa 10% kiến thức thay vì 70% nếu bạn bỏ công làm bài tập.
  3. Tham gia các open workshop: Các buổi work shop luôn là một phần mở rộng của khoá học Marketing. Chúng luôn được mở ra xen kẽ với các lớp học và là những cơ hội để bạn vừa thực hành những kiến thức mình được học, vừa học hỏi các thành viên khác. Các workshop marketing đều dựa trên việc đưa ra lời giải cho một bài toán thực tế học búa nào đó.
  4. Chia sẻ: Hãy tự tìm kiếm những nguồn kiến thức và chia sẻ với mọi người, hoặc tự mình viết những điều mà bạn đúc rút được từ bài học trên lớp. Bạn sẽ học được cách tư duy hệ thống từ chính yêu cầu phải khiến bài viết của mình vừa khoa học. Tiện thể rèn luôn cách thu hút người đọc bằng ngôn từ. Qủa là một công đôi việc
  5. Học đi đôi với hành: Thực hành luôn những gì bạn đang học được ở trên lớp với công việc hàng ngày là cách tốt nhất để nhớ bài. Dao có mài có sắc, người chăm làm chăm khôn. Nhớ đấy nhé.