Ăn bún chửi, xài Bphone và nói chuyện thương hiệu - Nhiều người biết tới mà hình ảnh không tốt thì có nên không?

Trước khi nghĩ đến chuyện làm thương hiệu, bạn phải nắm rõ “Thương hiệu là gì?” trước. 


Markus thường dùng định nghĩa “Thương hiệu là tất cả mọi thứ khách hàng nghĩ về công ty, sản phẩm, dịch vụ của bạn”, hoặc như anh Hồ Công Hoài Phương (tác giả cuốn “Quảng cáo không nói láo”) thì “thương hiệu” là cái “hiệu” được “thương”. 


Vậy xây dựng thương hiệu là gì và để làm gì?


Làm thương hiệu không phải quá trình “làm màu” và đốt tiền như nhiều người lầm tưởng. Thực chất, thương hiệu mạnh là nhân tố giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn.


Nhắc lại công thức kinh điển Lợi nhuận = Doanh thu - chi phí

Lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng, chi phí giảm. 


Khi có thương hiệu mạnh, doanh nghiệp có thể giảm chi phí bằng cách rút thời gian bán hàng (giảm chi phí bán hàng), tăng quy mô sản xuất (giảm giá thành trên từng đơn vị),...; đồng thời tăng doanh thu bằng việc bán sản phẩm có giá cao hơn. Đã bao giờ bạn phân vân giữa hai sản phẩm, cuối cùng chọn mua sản phẩm giá cao hơn của thương hiệu uy tín và nghĩ “tiền nào của nấy”? Đó chính là lúc thương hiệu phát huy sức mạnh. 


Nhưng tăng sức mạnh của thương hiệu không có nghĩa là làm mọi cách để công chúng mục tiêu nhớ tới. 


Nhiều người biết tới mà hình ảnh không tốt thì có nên không?


Bạn hãy nghĩ về tình huống và Bphone gặp phải. Nổi tiếng đi kèm "tai tiếng" có phải là điều thương hiệu bạn muốn theo đuổi không? Liệu “biết đến” theo cách đó có thể giúp bạn tăng giá? Có bao nhiêu đối tác muốn ký hợp đồng với bạn nếu nhiều tai tiếng như vậy? 


Trên thị trường, vẫn có những thương hiệu nổi lên nhờ scandal, gần gũi nhất đơn cử là bún chửi, cháo chửi Hà Nội, khách vẫn xếp hàng đông nườm nượp dù người bán sẵn sàng tặng một bài ca dài cho các thượng đế lơ ngơ. Tất nhiên, lý do khách hàng quay lại không phải để...nghe chửi, điều cốt lõi níu chân thực khách quay trở lại vẫn là sản phẩm - đồ ăn ngon, chất lượng. 


Tuy vậy, bạn có thể tự đặt lên bàn cân, một bên ăn ngon nhưng vừa ăn vừa phải nhìn sắc mặt cô chủ quán, một bên ăn ngon như thế mà dịch vụ chu đáo, không gian thoáng mát, bạn sẽ “trung thành” với bên nào? (hoặc thậm chí sẵn sàng trả giá cao hơn). 


Quay lại với Bphone, mặc dù tự hào là sản phẩm của người Việt, kết tinh chất xám Việt, nhưng khi nhắc tới Bphone điều đầu tiên khách hàng nghĩ tới là ….. (tôi tin là bạn có thể tự điền vào chỗ trống). Sự “thất bại” của Bphone trên chính sân nhà đến từ nhiều yếu tố, một trong số đó là cái bẫy “được nhiều người biết tới nhưng hình ảnh không tốt” mà Markus nhắc tới phía trên. 

Clip BPhone Việt Nam - Thật Không Thể Tin Được 

 Thật không thể tin được là Bphone lại thất bại trên chính sân nhà.

Vậy làm thế nào để biết cách xây dựng thương hiệu đúng hướng?


Xây dựng thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc làm hình ảnh, màu sắc đồng bộ, lên một vài viral clip, đạt trăm nghìn follow trên mạng xã hội. Người làm thương hiệu phải nắm rõ và theo sát quy trình 8 bước: Research (Nghiên cứu) - Segment (Phân đoạn thị trường) - Target market (Lựa chọn thị trường mục tiêu) - Positioning (Định vị) - Identity (Nhận diện) - 4Ps - Campaign (Lên chiến dịch) - Evaluation (Đánh giá). 


Nếu chỉ biết kiến thức Marketing chung chung, khi được giao phát triển sản phẩm mới, người lên kế hoạch chỉ đặt ra câu hỏi: sản phẩm có đặc điểm như thế nào, có thể bán giá ra sao, nhưng nếu hiểu tường tận về từng “ngóc ngách” trong thế giới branding, bạn có thể tìm ra chiến lược để bán sản phẩm với mức giá cao hơn, thu hút nhiều người mua hơn, hỗ trợ sale team trong quá trình đẩy hàng, trở thành “anh hùng” được đồng nghiệp nhớ tới kể cả sau khi nghỉ việc. 


Ở Hà Nội, đi đâu để học về xây dựng thương hiệu? Trăn trở với câu hỏi ấy từ những năm tháng đầu tiên bước chân vào nghề, sau 10 năm kiên định trên còn đường “thỉnh kinh” (thinking), Markus Marketing School đã quyết định khai giảng khóa học Định vị & Xây dựng thương hiệu Brand Building 101. 


Với sự dẫn dắt của anh Đỗ Xuân Khoa (CEO/Founder Markus Marketing School & Markus Agency) cùng chị Dương Xuân Thảo (Former Head of Strategic Planning - DSquare I Square Group) - hai giảng viên có trên 10 năm kinh nghiệm, từng đảm nhiệm nhiều vị trí từ client side tới agency side, học viên khóa Brand Building sẽ tự tay xây nền móng kiến thức thương hiệu vững chắc. 


Khóa học phù hợp với những bạn trẻ đã xác định được lộ trình nghề nghiệp, muốn tiến tới vị trí brand team tại các big corp; senior marketer muốn tìm kiếm bước đột phá trong sự nghiệp của mình; account, planner đang đau đầu tìm bản proposal công phá mọi cuộc pitch; và các chủ doanh nghiệp, start-up trẻ muốn kéo dài vòng đời kinh doanh của sản phẩm, dịch vụ. 


Tham khảo thông tin chi tiết và ghi danh ngay tại: http://bit.ly/BB02_Markus_470


branding thương hiệu brand building