Bí kíp để có Visual chất lượng cho bài viết

Độc giả ngày nay luôn được bao quanh bởi quá nhiều luồng thông tin đến từ khắp nơi: mạng xã hội, blog… Xu hướng phản ứng của họ ngày càng thiên về lướt nhanh những nội dung hoặc nhiều độc giả thậm chí né tránh các bài viết dài dòng. Bởi thế, cùng một bài viết bây giờ dễ không đạt được mục tiêu như mong muốn so với thời gian trước đây. Lúc này, hình ảnh sẽ là sự trợ giúp đắc lực tới không ngờ.

Vấn đề là: ảnh thì ai cũng biết, ai cũng thấy, nhưng làm thế nào để biến ảnh thành hành động like, share hay click lại là một vấn đề không đơn giản. Giờ đây, các Content Marketer không dừng lại ở khả năng viết tốt mà còn biết cách chọn ảnh, thậm chí là “làm màu” cho bài viết của chính mình.

Cần những gì để tối ưu yếu tố Visual?

1. Chất lượng là số 1 (Quanlity)

Kích thước lớn, hình ảnh độ phân giải cao luôn đem lại hiệu quả tốt nhất cho bài viết. Chất lượng ảnh thể hiện phần nào sự chuyên nghiệp của bạn. Vì thế, khi chọn ảnh, bạn phải đảm bảo rằng chúng rõ ràng và không bị vỡ. Đặc biệt phải cẩn thận khi resize ảnh, kéo ngang hay kéo dọc quá mức sẽ khiến bức hình biến dạng ngoài ý muốn.

Một quy luật chung để chọn bức ảnh có chất lượng tốt là lựa chọn hình ảnh với độ phân giải gấp đôi bạn yêu cầu. Ví dụ, nếu bạn tìm được một bức ảnh ưng ý trong Google nhưng bạn lo lắng về chất lượng ảnh, vậy thì hãy click “Tìm kiếm hình ảnh trên Google” và bạn sẽ có nhiều kích thước và chất lượng để lựa chọn.

2. Liên quan đến nội dung (Relevant)

Nồi nào thì phải đi với vung nấy, hình ảnh thì phải đi cùng nội dung. Hình ảnh và nội dung là một thể thống nhất trong toàn bài viết, vì thế giữa chúng phải có sự liên quan nhất định, không thể nào hình đi một đằng, nội dung đi một nẻo được. Nếu bài viết về công thức nấu ăn thì hình ảnh phải là các bước thực hiện công thức đó chứ không thể là series các góc độ của món ăn sau khi đã nấu được. Nếu kết nối giữa nội dung và hình ảnh là mơ hồ hay chẳng liên quan đến nhau, nó có thể làm cho bài viết của bạn trông thiếu chuyên nghiệp và ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ click đọc tiếp.

Ngoài ra phong cách viết cũng ảnh hưởng đến hình thức ảnh bạn nên chọn. Bài viết theo văn phong hài hước thì meme hoàn toàn là sự lựa chọn thích hợp. Ngược lại, nếu theo văn phong lên án, phản bác thì nên chọn ảnh có sắc thái nghiêm túc hơn.

Một số tips cần nhớ khi chọn ảnh để đảm bảo tính liên quan:
  • Thumbnail được chọn phải thể hiện được tinh thần chung về chủ đề của bài viết. Nếu có thể hãy đưa tiêu đề ngay trên ảnh để người đọc ngay lập tức có thể hiểu bạn định nói về điều gì. Thêm nữa, bây giờ “Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”, logo của bạn nên có mặt đề phòng tránh những thành phần sống không chân chính.
  • Sáng tạo hơn đi nào!  Đừng lôi ngay từ khóa của bài viết lên google để rồi sử dụng các bức ảnh stock khô khan không cảm xúc. Chúng chưa bao giờ là ảnh phù hợp cho content của bạn. Thay vì thế, hãy đi đường vòng: biến tấu tiêu đề cho khớp với bức ảnh bạn muốn.

Hãy nhìn một trường hợp quen thuộc nếu bạn là độc giả trung thành của Markus.

chon-anh-tot-de-toi-uu-hoa-yeu-to-visual-cho-bai-viet-01

 

Ban đầu mình loay hoay không chọn nổi bức ảnh sánh đôi với nội dung, nhưng sau khi chuyển hướng tiếp cận, ngay lập tức mình nghĩ đến từ khóa “quyến rũ khách hàng” và một cái thumbnail chuẩn đã ra đời: hài hước vừa đủ, vẫn có sự liên quan, và quan trọng là tác động tới cảm xúc của người đọc. Điều gì sẽ xảy ra nếu mình tìm ảnh theo từ khóa “inbound marketing” và rồi sử dụng những bức ảnh đầu tiên trong kết quả tìm kiếm? Chỉ tưởng tượng thôi cũng thấy sự khác biệt phải không?

3. Hấp dẫn ánh nhìn (Sensory)

Nếu bạn dễ bị hấp dẫn bởi những cô nàng thiên thần sexy nhà Victoria Secret thì hình mà bạn chọn cũng phải đủ sexy như thế. Nói cách khác, nó phải bắt mắt, thú vị, cuốn hút từ cái nhìn đầu tiên. Hãy nhớ rằng, những hình ảnh đầu tiên trong bài viết của bạn chính là thứ lôi kéo người đọc phải chia sẻ trên Facebook, Instagram,…. Nó cũng giống như ấn tượng đầu tiên khi gặp một người: một cô gái hiền dịu nữ tính chưa chắc đã ấn tượng bằng một cô nàng cá tính thu hút.

Thêm vào đó, hình ảnh bạn chọn cần truyền tải cảm xúc nhất định ngay khi mọi người nhìn thấy chúng:
Sợ hãi – Một hình ảnh tạo ra sự sợ hãi có thể khuyến khích họ tương tác với các giải pháp của bạn
Tin tưởng – Một bức ảnh với các biểu đồ, số liệu thực tế có thể khiến người đọc tin những gì bạn nói hơn
Thèm muốn – Một bức ảnh tràn ngập đồ ăn ngon sắc đủ vị có thể khiến người đọc muốn lao đến quán ăn của bạn ngay tức thì.

chon-anh-tot-de-toi-uu-hoa-yeu-to-visual-cho-bai-viet-02

Màu sắc là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến cảm xúc của người đọc, mỗi màu sắc lại có tiếng nói riêng. Với những sắc ấm như đỏ, cam, vàng bao hàm sự ấm áp (như ánh nắng mặt trời) chủ yếu thể hiện cảm xúc vui vẻ và năng động. Vì vậy, bài viết của bạn cần truyền đạt sự hạnh phúc hay nhiệt tình, hãy thử sử dụng hình ảnh gam màu ấm. Mặt khác, những sắc lạnh như xanh dương, xanh lá cây lại thể hiện sự bình tĩnh, tin tưởng. Đó cũng là lý do tại sao ngân hàng và công ty tài chính thường có biểu tượng màu xanh.

chon-anh-tot-de-toi-uu-hoa-yeu-to-visual-cho-bai-viet-06
Những sắc ấm như đỏ, cam, vàng như ánh nắng mặt trời bao hàm sự ấm áp chủ yếu thể hiện cảm xúc vui vẻ và năng động.

Bonus cho bạn một số tips khi chọn ảnh

1. Nguyên tắc ⅓

Đây là một thuật ngữ trong nhiếp ảnh giúp định vị sản phẩm. Quy tắc 1/3 nghĩa là bạn chia bức ảnh thành 9 ô bằng 3 hàng dọc và 3 hàng ngang sau đó đặt ối tượng chính sao cho nằm trong 1/3 của ảnh (dọc theo đường kẻ chia ảnh và các vùng giao nhau). Điều này giúp bức ảnh sẽ trực quan hơn và thu hút hơn với người xem. Ban đầu sẽ rất khó nhưng sau khi làm quen bạn sẽ thấy ảnh mình chụp đẹp dần lên.

chon-anh-tot-de-toi-uu-hoa-yeu-to-visual-cho-bai-viet-03

2. Đơn giản là tốt nhất
  • Đầu tiên, không nên có quá nhiều phông chữ trên ảnh. Nếu bạn nghĩ rằng càng nhiều phông chữ trông càng nổi bật thì bạn nhầm rồi, nhồi nhét quá nhiều phông chữ càng khiến bức ảnh trở nên rối, người đọc sẽ không thể phân biệt được những thông tin quan trọng trong bức ảnh.
Một số lưu ý khi thêm chữ trên ảnh mà bạn cần nhớ:

– Có 2 loại phông chữ cơ bản mà bạn cần biết:
+ Serif (chữ có chân): có tính chất truyền thống, trang trọng, phù hợp với văn bản in ấn như Time New Roman;
+ Sans serif (chữ không chân): có tính chất hiện đại, trẻ trung, phù hợp với dạng văn bản trên website như Arial, Helvetica… Vì những tính chất này mà Sans serif thường được sử dụng cho thiết kế hình ảnh trực tuyến nhiều hơn.

chon-anh-tot-de-toi-uu-hoa-yeu-to-visual-cho-bai-viet-0
Sans serif thường được sử dụng cho thiết kế hình ảnh trực tuyến nhiều hơn.

– Chỉ sử dụng từ 1-2 phông chữ trên 1 ảnhb để giữa sự đơn giản, gắn kết. Các chữ cần có phân cấp chính phụ, những thông tin quan trọng hay headline nên hightlight về màu sắc hoặc độ đậm nhạt.
– Kích cỡ chữ rõ ràng, dễ đọc, khoảng cách giữa các dòng và các chữ không nên quá sát nhau.
Tránh trường hợp chữ đè lên hình sẽ khiến người đọc bị rối mắt và không tập trung vào điểm nổi bật trong cả bức ảnh.

  •  Thứ hai, đơn giản được nhiều người ưa chuộng hơn. Vì thế, không nên sử dụng quá nhiều màu trên ảnh, quá nhiều màu sẽ gây nên sự lộn xộn trong thông điệp.
3. Yếu tố con người là cần thiết

Một bức hình có sự xuất hiện của con người gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang web tốt hơn là một bức hình chỉ có phong cảnh hay đồ vật. Nhưng, tránh sử dụng ảnh stock, dù nó có tiết kiệm thời gian nhưng không nên sử dụng trong dài hạn.

chon-anh-tot-de-toi-uu-hoa-yeu-to-visual-cho-bai-viet-04

4. Bắt sóng trào lưu

Muốn người đọc quan tâm bạn phải là người tạo ra trào lưu còn nếu không tạo được trào lưu, hãy học theo những gì đang hot. Ở thời điểm hiện tại, Double Exposure hay Flatlay đều là những trend về hình ảnh được giới trẻ yêu thích, vậy còn chần chừ gì mà không sử dụng nó cho bài viết ngay thôi.

chon-anh-tot-de-toi-uu-hoa-yeu-to-visual-cho-bai-viet-05
Double Exposure hay Flatlay đều là những trend về hình ảnh được giới trẻ yêu thích

Bạn thấy đấy, làm Content đã khó mà chọn Visual chất lượng cho Content hấp dẫn càng khó hơn. Tham khảo một số gợi ý dưới đây để áp dụng thành công Visual Storytelling cho bạn nhé!

  • Những case study về chiến dịch thành công trong loại content này như Cherrios, M&M, Twitter,…
  • Đọc sách “The power of Visual Storytelling” của Ekaterina Walter và Jessica Gioglio
  • Tham gia Khóa học Visual Storytelling để trực tiếp gặp gỡ những cao thủ trong nghề, lắng nghe và trao đổi những kinh nghiệm cá nhân độc nhất từ họ, ví dụ như khóa này.