Mỗi ngày người đọc thu nạp hàng tấn thông tin, từ những tin hàng ngày, tin quan trọng cho đến những mẩu chuyện vô thưởng vô phạt. Hệ quả là họ luôn trong tình trạng tự vệ trước lượng thông tin đồ sộ và bằng mọi giá tránh các thông tin “lá cải” gây tốn thời gian.
Bạn có muốn người đọc dẹp cảm giác tự vệ, chủ động tìm đến blog/website của bạn một cách hào hứng? Nếu vậy bạn chỉ cần tránh xa 8 lỗi sau đây:
1. Quá phức tạp:
Chúng ta hay nhầm lẫn giữa phức tạp và sự thông thái. Nhưng bạn viết phức tạp không có nghĩa là độc giả cảm thấy bạn tài giỏi, vì họ có hiểu bạn viết gì đâu! Người giỏi chính là người biến những thứ phức tạp thành những điều đơn giản.
Một người viết giỏi là người biết sử dụng những câu chuyện để diễn tả những khái niệm trừu tượng. Càng dễ liên hệ bản thân với những điều bạn nói, khách hàng càng thấy bài viết của bạn thú vị.
Tips: Hãy hình dung: “Nếu nói cho một đứa trẻ 6 tuổi, mình sẽ nói như thế nào?”
2. Nói về mình quá nhiều:
Lần thứ 1000 nhé! “Không ai quan tâm đến bạn đâu!” Không ai quan tâm đến bản thân bạn, đến cuộc đời bạn hay câu chuyện của bạn. Okay?
Là một copywriter, việc của chúng ta khi viết blog/web là giúp độc giả, truyền cảm hứng cho họ. Bạn có thể viết về bản thân mình miễn là những gì viết ra có ích đối với đối tượng khách hàng bạn nhắm đến.
Tips: Hãy tự hỏi mình trước khi viết “Độc giả có được gì từ bài này?”
3. Up bài quá thường xuyên:
Trừ phi bạn lên bài với mục đích tạo kho dữ liệu đầy đặn cho website/blog, việc up bài quá thường xuyên là một điều thừa thãi (thậm chí là phản cảm).
Hãy thử đặt mình vào vị trí của một người liên tục nhận được mail báo về những bài viết mới từ cùng-một-website-với-nội-dung-na-ná-nhau. Không sớm thì muộn, những người hiếm hoi subscribe bạn sẽ chạy đi hết.
Tips: Chỉ up bài khi bạn có một nội dung hữu ích mới.
4. Chỉ chăm chăm viết để SEO:
Một bài viết chuẩn SEO có thể giúp bạn lên đầu danh sách tìm kiếm, nhưng việc “chăm chỉ” viết cho “Hội Robot” của Google sẽ khiến độc giả của bạn cảm thấy bị coi thường.
Độc giả của bạn không phải là những cỗ máy chỉ chăm chăm lọc ra những từ khoá bị đặt vào đầy gượng ép. Họ cần thông tin tươi mới và hấp dẫn như đĩa hoa quả đầy màu sắc ấy. Đừng biến mình thành tên nô lệ kém sáng tạo của bộ máy tìm kiếm Google.
Tips: Viết nội dung sáng tạo trước, tối đa hoá công cụ tìm kiếm sau.
5. Không chọn đúng giọng:
Cố gắng chiều lòng tất cả mọi người đọc website/blog của bạn là một điều bất khả thi. Nếu cố gắng dùng một giọng điệu chung chung thì kết cục là blog của bạn sẽ biến thành một dạng thông báo chẳng hướng đến ai và không thu hút được ai cả. Hãy chọn một tone giọng: Giọng nhí nhảnh cho thiếu nữ, giọng chuyên nghiệp cho người đi làm, giọng tâm tình với blog tâm sự v…v..
Tips: Tưởng tượng mình đang trò chuyện với một đối tượng cụ thể thay vì với một đám đông. Bài viết của bạn sẽ trở nên gần gũi và hấp dẫn hơn nhiều.
6. Lạc đề:
Lỗi này thường gặp khi bản thân chúng ta không tạo ra được một outline cụ thể cho bài viết của mình. Đồng ý rằng bạn có một mục đích viết bài trong đầu. Nhưng bạn đã phác ra dàn ý hoàn chỉnh cho bài viết chưa? Bạn sẽ tổ chức ý như thế nào? Ý nào đưa ra trước? Ý nào viết ở sau? Bạn sẽ làm gì để khai thác những ý tưởng đó? Nếu không sắp xếp những mệnh đề trên một cách logic, bài viết sẽ trở nên lộn xộn và khiến độc giả cảm thấy tốn thời gian mà thôi.
Tips: Outline nội dung của bạn. Liên tục hỏi: Mình viết câu này để làm gì? Nó có ý nghĩa gì trong toàn bài không?
7. Không có cá tính:
Ngoài kia có hàng ngàn, thậm chí hàng vạn người đang nói những điều bạn nói. Công thức nấu ăn ư? Martha Steward, Khaitam hay Savourydays đều hân hạnh cung cấp cho bạn. Trang điểm ư: Michellephan, Zoella hay Loan và Diệp của Loveatfirstshine đã có một lượng fan hùng hậu.
Dễ thương như cô hàng xóm là giọng của Michelle Phan. Bạn chọn giọng chuyên nghiệp hay độc lạ?
Bạn cần phải tạo nên sự khác biệt! Hãy đưa cách nói của riêng bạn vào trong bài viết. Hãy sử dụng khiếu hài hước vốn có, hay một chút châm biếm, hoặc sự tỉ mỉ trời phú. Hãy làm tất cả để người đọc cảm thấy bạn không phải là một trang hướng dẫn cung cấp thông tin đơn thuần mà là một con người đang giao tiếp với họ. Giao tiếp chính là con đường ngắn nhất tạo dựng sự tin tưởng và chuyển từ người đọc à Khách hàng.
8. Không dành thời gian sửa lại bài viết:
Cẩn thận không bao giờ là thừa. Đừngvì deadline đến đít mà edit bài viết trong 5’. Những lỗi sai rất vụn vặt như: Sai chính tả, không căn lề, sử dụng ngôi thứ lộn xộn hay không edit lại những đoạn copy paste (thú nhận đê) có thể được bỏ qua một vài lần. Nhưng không độc giả nào nán lại một blog/website cẩu thả lâu dài cả.