How to survive without budget là chuỗi event của Markus Marketing School – trường đào tạo tư duy và nghiệp vụ Marketing đầu tiên tại Hà Nội. Chuỗi event How to survive without budget giúp start-up giải quyết vấn đề nan giải: “Làm thế nào để Marketing với ngân sách thấp nhưng vẫn hiệu quả?”
Event tháng 4/2016 được tổ chức tại Up Coworking Space (HNCC) với nội dung Online Marketing for Start-up với sự tham gia của anh Nguyễn Thành Long – Giám đốc Học viện Marketing Cốc Cốc, anh Nguyễn Thế Thành vs Nguyễn Hoàng Giang – Founder và Co-founder SLIDE FACTORY và chị Đặng Hồng Ngọc (aka Nắng) – Publicity Specialist
I. Nguyễn Thành Long – 6 nguyên lý để khách hàng chia sẻ về sản phẩm/dịch vụ của bạn:
Bài toán khó nhất khi bắt đầu của start-up là làm thế nào để sản phẩm của mình được khách hàng biết đến. Với các công ty lớn, việc chi tiền để làm Mass Marketing với độ phủ rộng là chuyện đơn giản. Nhưng khi bạn phải Marketing với ngân sách thấp, hãy sử dụng 6 nguyên lý trong mô hình STEPPS để khiến nhiều người chia sẻ về sản phẩm của bạn hơn.
S – Social Currency (Công nhận giá trị xã hội): chúng ta chia sẻ những thứ khiến chúng ta trở nên cool hơn trước những người khác
T – Triggers (Kích hoạt sự liên tưởng) Điều gì được gợi nhớ đầu tiên trong tâm trí của bạn sẽ được bạn nói tới
E – Emotion: (Cảm xúc): Khi chúng ta có cảm xúc, chúng ta sẽ chia sẻ
P – Public (Xã hội): Dễ dàng bắt chước, dễ dàng chia sẻ
P – Practical Value: (Có giá trị): Giá trị ở đây có thể là giá trị giải trí, hay giá trị là thông tin hữu ích
S – Stories: Có chuyện để tám: Thông tin phát tán dưới lớp vỏ là những câu chuyện tán gẫu lúc nhàn rỗi.
Có thể bạn đã từng bắt gặp mô hình STEPPS trong cuốn sách “Contagious – why things catch on” của Giáo sư Jonah Berger thuộc trường Wharton thuộc Đại Học Pennsylvania. Với How to survive without Budget, anh Thành Long đã trình bày nguyên tắc STEPPS qua các case rất gần gũi của các startup tại Việt Nam.
E – Emotion: là câu chuyện về sữa FAMILK, mỗi chai sữa FAMILK đều gắn một mảnh thư nho nhỏ, nhắn gửi lời yêu thương. Hay Café Ôm, một cái ôm có thể hơn cả ngàn lời nói. Cảm xúc chính là thứ thúc đẩy khách hàng chia sẻ.
P – Practical Value: nguyên tắc nằm sau câu nói “Content is King”. Start-up iVIVU đã sử dụng content để làm Marketing với ngân sách thấp bằng việc chia sẻ về những kinh nghiệm du lịch, book phòng, cách tiết kiệm tiền cực hữu ích; Califorlia Fitness cung cấp những bài tập giúp bạn có vòng eo 56 mà không mất quá nhiều thời gian.
S – Stories: Xofa Café chọn cách kể câu chuyện đầy cảm hứng về ước mơ thuở nhỏ của những người sáng lập, về quán café gần gũi và bình dị. Thông điệp bạn muốn truyền tải, khi được gói trong một câu chuyện, sẽ dễ dàng được mọi người truyền tai nhau.
Qua tất cả những case mà anh Long chia sẻ, chúng ta có thể thấy được việc áp dụng thông minh công thức STEPPS với startup Việt, đã đem lại những hiệu quả tuyệt vời với mức chi phí phải chăng.
II. Nguyễn Thế Thành & Nguyễn Hoàng Giang – Start-up và Marketing bằng sản phẩm:
Nguyễn Thế Thành và Nguyễn Hoàng Giang – là Founder và Co-founder Slide factory. Sứ mạng của Slide factory là: “Thúc đẩy giải quyết vấn đề xã hội bằng thiết kế.”
Chủ đề: “Marketing dựa trên sản phẩm” trong event đã được anh Giang trình bày như một câu chuyện với những trải nghiệm mà anh đúc kết được ở Slide factory.
- Marketing dựa trên sản phẩm bắt đầu bằng việc tạo ra sản phẩm giải quyết tận gốc nhu cầu của khách hàng. Những sản phẩm giải quyết được nhu cầu của khách hàng là những lời giải cho các Painpoint nhức nhối làm cản trở công việc hàng ngày của họ mà chưa có giải pháp triệt để trên thị trường. Start-up cần hải bắt đầu từ sản phẩm tốt, thì dù Marketing với ngân sách thấp vẫn có thể hiệu quả và tạo ra thị trường cho riêng mình và xây dựng tập khách hàng trung thành.
- Tạo ra khả năng “truyền miệng” cho sản phẩm bằng việc xây dựng trải nghiệm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng mà công ty nhắm đến. Với khách hàng là doanh nghiệp, trải nghiệm họ mong đợi sẽ hoàn toàn khác với trải nghiệm mà đối tượng khách hàng là sinh viên mong đợi.
- Trao đổi sản phẩm tri thức với đối tác để cùng tăng trưởng: với việc Slide factory hợp tác với Markus Marketing School, Markus sẽ hỗ trợ đào tạo cho nhân viên của Slide factory về Marketing, và Slide factory hướng dẫn cho các thành viên của team Markus về thiết kế slide.
III. Đặng Hồng Ngọc – Start-up và việc sử dụng PR Online: Khi nào và thế nào?
Chị Ngọc Đặng (aka Nắng) – Publicity Specialist – đã từng làm quản lý hình ảnh cho ChiPu, St.319, Diễm My 9x, … cùng một số thương hiệu tại Hà Nội, chia sẻ về một chủ đề rất mới – Publicity và ứng dụng cho startup.
Publicity trong kinh doanh được định nghĩa là “dành được sự chú ý của công chúng về sản phẩm, dịch vụ của công ty, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng”. Trong nhiều trường hợp, publicity là một phương thức Marketing với ngân sách thấp rất hiệu quả khi giúp cho doanh nghiệp được quảng bá trên báo chí mà không mất nhiều tiền . St.319 Entertainment Company là một điển hình: Trước khi ra mắt công ty, St.319 đã sở hữu một kênh Youtube “khủng” với nhiều clip dance cover. Điều này khiến nhiều báo chí đã tự tìm đến với St.319, phỏng vấn và đăng bài hoàn toàn miễn phí. Chính tiêu chí “dành được sự chú ý của truyền thông mà không mất nhiều chi phí”, khiến publicity rất phù hợp với các các startup, với ngân sách Marketing eo hẹp.
Khi nào thì doanh nghiệp nên sử dụng publicity?
Để sử dụng Publicity hiệu quả, có 3 điểm doanh nghiệp cần phải có:
- Hiểu rõ về giá trị cốt lõi của sản phẩm, Unique Selling Point (lợi điểm bán hàng độc nhất của sản phẩm).
- Website và Facebook fanpage được xây dựng “thân thiện” với truyền thông, với những nội dung hấp dẫn đã được đăng tải. Bởi vì khi bạn đã dành được sự chú ý của công chúng, tức là ngay sau đó, lượt truy cập vào facebook và web của bạn sẽ rất lớn. Và để giữ chân những người vị khách mới này, page của bạn phải có đủ nội dung “chất” để họ có thể lưu chân lại thăm thú.
- Sản phẩm và hệ thống của bạn đang phải vận hành ổn. Vì nếu khi bạn thu hút được sự chú ý, mà hai yếu tố trên chưa hoàn thiện, thì có thể publicity sẽ phản tác dụng, tạo ra ấn tượng xấu “rộng rãi” về sản phẩm và doanh nghiệp của bạn.
Để có được “free publicity” hãy chú ý tới câu chuyện bạn muốn kể. Bạn có thể phát triển nhiều khía cạnh về câu chuyện cho thương hiệu: đó có thể là câu chuyện của người sáng lập, như anh Đỗ Hoàng Minh Khôi với Koh Samui; hay câu chuyện về một người nhân viên đặc biệt, hay bất kỳ câu chuyện nào thật sự độc đáo mà bạn muốn kể cho mọi người.
Phần cuối event là mục hỏi đáp giữa khán giả và các khách mời. Những câu trả lời cụ thể đến từ cả 4 khách mời chắc hẳn đã đem đến nhiều giá trị cho khán giả, đồng thời khép lại thành công event Online Marketing for Start-Up: How to survive without budget.