MARKETING JOB: LÀM SAO ĐỂ BẠN ĐẶT CHÂN VÀO MỘT NGÀNH MỚI HOÀN TOÀN?

Trong cuộc đời làm công/làm chủ sắp tới, chắc hẳn sẽ không có ai trong những người đang ngồi trước màn hình cũng như mình chỉ làm 1 ngành. Dù bạn làm Client hay Agency, chắc chắn có lúc bạn sẽ quyết định chuyển sang một công ty mới, một ngành mới hoàn toàn. Có thể hôm nay bạn đang làm trong mảng công nghệ, nhưng hai năm nữa ai biết được bạn sẽ tiếp tục làm việc ở công ty giáo dục hay không. Nên chắc chắn sẽ có lúc phải học kiến thức của ngành mới. Điều này dễ làm bạn cảm thấy hơi khó khăn ban đầu khi chuyển ngành. Đừng sợ, vì ai cũng sẽ như thế khi mới bắt đầu, kể cả ông sếp của bạn.

Bước 1: Chuẩn bị tâm lý:

Bình tĩnh! Hãy bình tĩnh! Sau khi cơn phấn khích được tuyển dụng đã qua. Bạn sẽ đi đến cảm giác rờn rợn, hoang mang và panic vì thấy bản thân không biết gì về ngành.

Bình tĩnh đã nào. Khi bạn được tuyển/lựa chọn sang ngành mới, chắc chắn người tuyển bạn vô sẽ phải biết bạn chưa có kiến thức vào ngành này, thì mới gọi bạn đi làm. Chứ nếu muốn tuyển luôn 1 người có kiến thức vô, thì chỉ có đi lấy lại người của đối thủ mà thôi. Nên niếu thiếu người trong ngành trầm trọng, thì họ cũng sẽ chuẩn bị tâm lý cho việc phải dạy dỗ lại bạn từ đầu (Ông sếp nào muốn vào phát làm được ngay, vắt cho kiệt, thì ông ấy ảo nặng). Thông thường công ty sẽ cho bạn 1-2 tháng để làm quen. Vậy nên đừng quá căng thẳng. Tốt nhất hãy chuẩn bị tâm lý mình sẽ phải học hỏi thật nhiều trong một thời gian cực ngắn.

Bước 2: Trang bị kiến thức về ngành:

a. Kiến thức mỳ ăn liền:

Vào được công ty rồi, thì nguồn để tìm hiểu về thị trường/ngành dễ nhất nhanh nhất chính xác nhất chính là sếp của bạn/chủ của bạn. Bạn có thể book lịch cafe với anh/chị ấy, vào cuối mỗi tuần, vừa thể hiện mình ham học, vừa thoả mãn cái nhu cầu “được nói được dạy bảo” của sếp nữa.

Kiến thức của sếp đối với ngành là những kiến thức vừa được đúc kết lâu dài, vừa sát với thực tiễn từ công ty nên bạn có thể yên tâm là đây là loại kiến thức dễ “tiêu hoá”, mỳ ăn liền nhất. Học hôm chủ nhật thứ hai đi làm áp dụng được luôn.

b. Kiến thức tổng hợp:

Kiến thức của sếp thì rất nhiều. Nhưng không phải tuần nào cũng có thể ngồi hẹn café để nghe tutor được. Bạn cũng không thể tiến nhanh nếu chỉ trông chờ vào kiến thức của người khác. Google không tính phí, tội gì không online và đọc về chính ngành của mình cho khôn?

Google về ngành của bạn, đọc các tạp chi và tận dụng Quora hết mức. Bạn sẽ học được nhiều hơn và nhanh hơn
Google về ngành của bạn, đọc các tạp chi và tận dụng Quora hết mức. Bạn sẽ học được nhiều hơn và nhanh hơn

Nguồn để đọc là các bài báo viết về ngành trong nước,các tạp chí chuyên ngành, các website kinh doanh. Nếu biết lựa chọn keyword để search, bạn sẽ thấy Quora là một kho kiến thức nhiều vô đối. Ngoài ra, hãy dành thời gian để đọc những cuốn sách thực sự viết về công việc của mình. Sách về Marketing được xuất bản càng ngày càng nhiều, chắc chắn sẽ có một cuốn sách phù hợp với công việc của bạn, dù đó là ngành y tế, chăm sóc sắc đẹp hay buôn bán nội thất.

Bạn nên đọc chủ động, vừa đọc vừa so sánh với thực tế công ty xem, xem có gì khác không, có gì không giống không?

Ví dụ với ngành sữa: ở nước ngoài người ta uống sữa tươi là chính, Hàn Quốc nghe đâu 70% sữa tươi cơ, nhưng ở mình thì ngược lại, sữa tươi chỉ có 30%, còn lại 70% là sữa bột, sữa hoàn nguyên. Vậy rõ ràng là còn rất nhiều cơ hội để làm sữa tươi sạch vì đó là xu hướng chung của thế giới.

c. Đi thực tế- muốn ăn thì lăn vào bếp:

Rồi, kiến thức trên báo, trên Quora có thể thiếu update, chưa thực tế như bạn muốn, nhất là với thị trường chưa lên bản đồ thế giới như ở Việt Nam. Giờ hãy chuyển hướng cho tìm kiếm thông tin ở nguồn khác.

Nguồn chính xác thứ 2 sau sếp, là Thị Trường. Bạn muốn am hiểu về ngành, cứ chăm chỉ xông pha ra thị trường, tìm hiểu thực tiễn hoạt động của mặt hàng trong chính môi trường hàng ngày thì mới biết thị trường đang diễn ra những thứ gì. Kiến thức thị trường giống như kho nguyên liệu, còn bạn là người đi tổng hợp nhặt nhạnh chế biến thành thông tin dễ nạp. Tri thức xịn nhất vẫn là tri thức bạn phải bỏ công ra một chút mới có được.

Dinh thời gian và công sức vào việc đi thực tế. Bạn sẽ biết được nhiều về ngành của mình, nhất là với sự thay đổi nhanh đến chóng mặt của thị trường Việt Nam.
Dành thời gian và công sức vào việc đi thực tế. Bạn sẽ biết được nhiều về ngành của mình, nhất là với sự thay đổi nhanh đến chóng mặt của thị trường Việt Nam.

Ví dụ hồi đi Bình Dương mình mới biết là chủ shop tạp hoá bán cafe pha sẵn toàn bóc hộp, đổ đống ra rổ nhựa rồi bán lẻ, chứ ít khi bán toàn bộ cả hộp như ở miền Bắc mình. Cái đó chỉ có thị trường, ra thị trường bạn mới nhìn thấy và trực tiếp học được. Hoặc hồi mình đi làm CMC telecom, sếp có giao mình đi gọi điện nói chuyện với các partner, để xem tình hình thuê data center vs rack như thế nào. Gọi một hồi là được đối tác nói cho biết hết. Tương tự, ra tạp hoá hỏi vì sao cô không cho khách đổi trả nhãn nắp thì cô chửi té tát bảo chúng mày làm chương trình mất vệ sinh, khách nó có rửa sạch nhãn đâu, mang ra toàn dính dính nhớp nhớp này. Thế là rút ra cả đống kinh nghiệm làm redemption; biết là redemption vỏ hộp mà làm với hàng dính dính nhớp nhớp như sữa thì khổ gấp mười làm với ngành kiểu bánh kẹo đồ khô ráo.

Bước cuối cùng – Luôn luôn chuẩn bị kỹ càng:

Một câu hỏi “Nếu mà còn chưa vào được công ty, và người ta nói cần test kiến thức luôn từ lúc phỏng vấn thì như nào?”

Ngoài việc chủ động ra thị trường, đọc tin tức, hỏi những người quen trong ngành ra, tốt nhất bạn nên làm luôn 1 bản phân tích tình hình thị trường, đi sâu vào các hoạt động của đối thủ trên thị trường, dựa trên hiểu biết hiện tại của bạn về sản phẩm là được đó. Trông vừa bài bản, như marketing plan, mà lại chủ động đề xuất luôn những việc nên làm nếu em được tuyển vô công ty nữa. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá sự chuẩn bị bài bản của bạn là một điểm cộng cực lớn.

boss-fight-stock-images-photos-free-photography-startup-notebook-meeting-960x640

Luôn luôn chuẩn bị kỹ càng, sẵn sàng cho mọi công việc mới và cũ đủ kiểu, bạn không thiếu cơ hội để thử sức mình trong ngành Marketing đâu.