Trong những năm gần đây, video content đang chứng tỏ vị thế lớn của mình và sẽ càng phát triển hơn trong những năm tới. Theo báo cáo của Vietnam Digital Landscape 2015 – Moore, người sử dụng Internet ở Việt Năm chiếm tỷ lệ truy cập vào online video lớn nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á lên đến 91%. Chính vì vậy, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với marketer, không chỉ là đăng tải một video lên Facebook, Instagram, nó đòi hỏi người làm Marketing phải tạo ra những nội dung thật “chất, độc, lạ” không kém phần visual đối với người xem. Nghiên cứu của Defy Media chỉ ra rằng thế hệ “millennials” (13-24 tuổi) – từ dùng để chỉ thế hệ đầu tiên lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội có xu hướng xem nhiều Youtube hơn TV.
Đối với đối tượng này, video hơn cả một sự giải trí hay giết thời gian, đó là một công cụ kết nối người trẻ với bạn bè và gia đình và giúp các thương hiệu trở nên gần gũi với họ hơn.
- Short video:
Một nghiên cứu cho thấy chúng ta thường có khả năng tập trung trong khoảng 30 giây. Đây cũng là lý do người dùng ngày càng lười hơn và ưu chuộng những short video. Khi phải tiếp nhận quá nhiều loại thông tin cùng lúc và được yêu cầu hàng nghìn quyết định mỗi giây như: “Tôi có nên click, tôi nên xem, tôi nên chia sẻ, tôi nên like? ” khiến người dùng cần nhiều hơn những video đủ ngắn gọn, đầy đủ mà vẫn thu hút. Short video còn ra đời để dành riêng cho những mạng xã hội như Vine, Instagram, Snapchat,.. Ít thời gian xem đồng nghĩa với việc chia sẻ nhiều hơn, điều này cũng giúp video của thương hiệu bạn dễ viral hơn so với ngày trước. Bên cạnh đó ưu thế lớn của short video là làm giảm tỉ lệ thoát video của khách hàng, tối ưu hoá trên môi trường mobile cũng như truyền tải được nhiều nội dung hơn. Có 3 dạng short video phổ biến hiện nay bao gồm:
- Food video
Người dùng luôn “thèm” các nội dung về ăn uống trên mạng xã hội, tuy nhiên nếu như trước đây các post trên social media thường lựa chọn hình thức dạng hình ảnh thì trong thời gian gần đây food video đã thực sự trở thành xu hướng. Bỏ qua những hình ảnh một cách bị động thiếu cảm xúc, người dùng được cảm nhận qua các một loạt các video ghi lại hình ảnh bắt mắt của các món ăn hoặc các video DIY xuất hiện ngày càng nhiều và được chia sẻ với tốc độ chóng mặt.
Thử nhìn vào Tasty,với hơn 57 triệu lượt theo trên Facebook cùng những video thường xuyên đạt hàng chục triệu lượt xem, Tasty là một ví dụ điển hình trong việc áp dụng short video của BuzzFeed. Tasty áp dụng rất thành công sự đơn giản, bắt mắt, dễ chia sẻ kèm theo sự tối ưu hóa cho tính năng autoplay của Facebook trong các video của mình. Chưa kể nội dung video rất sáng tạo, truyền cảm hứng với người xem. Chỉ với 1 video 60s người dùng đã có thể tự học và làm một món ăn cho riêng mình.
- News video
Với các dạng nội dung mang tính tin tức, thường được thể hiện dưới dạng ảnh hoặc bản nhiều hơn nhưng giờ đây news video đang trở thành một trào lưu trong thời gian tới. Các news video này thường kết hợp video với cả ảnh động và ảnh tĩnh và kèm theo text trên đó. So với những con chữ thiếu tính người thì những video vừa mang tính thông tin cập nhật vừa đủ thu hút sẽ là lựa chọn ưu tiên đối với người xem. Hai ông lớn chuyên về news video có thể kể đến là AJ+ và NowThis.
AJ+ chủ yếu tập trung vào các vấn đề xã hội với nội dung ngắn gọn, dễ chia sẻ và có thể xem mà không cần tới âm thanh. Video của AJ+ thường lấy hình ảnh nổi bật và kết hợp chúng với chú thích ngắn khiêu khích, thu hút với người xem. Kể từ khi chính thức ra mắt vào năm 2014, AJ+ thu hút hơn 4 triệu người hâm mộ. Yếu tố cốt lõi của video AJ+ chính là sự cộng hưởng cảm xúc của họ với khán giả của họ. Vì thế, thật dễ hiểu khi video AJ + đã đạt hơn 2,2 tỷ view và 7,4 tỷ lượt reach trong năm 2015.
Cũng tương tự như AJ+, NowThis cũng tập trung sản xuất các newsvideo theo dạng short video. NowThis chạy trên hầu hết các flattform khác nhau bao gồm Facebook, Vine, Instagram, Twitter, Snapchat. Tính đến tháng 4 năm 2016, NowThis đã tạo ra 1,2 tỷ lượt views với NowThis News (812 triệu views), NowThis Election (177 triệu views), NowThis Entertainment (140 triệu views), NowThis Future (41.2 triệu views).
- Storytelling video
“Muốn để khách hàng hiểu hãy kể câu chuyện của bạn về họ.” Nhưng câu chuyện ở đây không phải là những câu chuyện tầm phào, vô vị mà là câu chuyện có giá trị và liên quan tới nhãn hàng của bạn, khiến khách hàng nhớ đến bạn bởi chính câu chuyện của bạn. Việc áp dụng storytelling vào video cũng như vậy chỉ khác là thay vì kể bằng chữ, kể bằng hình ảnh, âm nhạc có sức tác động mạnh mẽ hơn. Đối với khách hàng, họ mua không chỉ vì món đồ uống hằng ngày mà mua chính cảm xúc câu chuyện mà người bán gửi tới họ.
The Coffee House tạo ra 1 series storytelling video mang tên “Taste This Love” để giới thiệu sự độc đáo trong ly cà phê của họ.
- Video tương tác
Trong thời đại số, không đơn giản chỉ là việc Marketer nói cho người dùng nghe một cách bị động mà người dùng hiện tại càng mong muốn được nói ra những điều mình nghĩ và tương tác với nhãn hàng mà yêu thích hơn nữa. Nó không còn là việc tác động 1 chiều mà cần có sự tương tác 2 chiều để tạo ra lòng tin và tình yêu đối với nhãn hàng đó. Vì vậy, video tương tác ra đời tạo ra kết nối hai chiều giữa người xem và thương hiệu.
“Mọi thứ bạn muốn mua chỉ cần một cú click chuột” . Đó chính là thông điệp mà Chợ Tốt truyền tải tới người dùng trong chiến dịch năm 2014, một chiến dịch áp dụng video tương tác. Toàn bộ chiến dịch diễn ra trong 3 giai đoạn cụ thể bao gồm:
Giai đoạn 1: Game tương tác trên fapage “Dự đoán cô gái bí ẩn” và “Dự đoán video tương tác”
Giai đoạn 2: Tiết lộ hình ảnh cô gái bí ẩn chính là Văn Mai Hương kèm theo một MV âm nhạc “Đành tiễn em” do chính Văn Mai Hương trình bày. MV đặc biệt độc đáo khi khi lồng ghéo hoàn hảo giữa nhạc – hình ảnh – CTA. Bạn vừa có thể nghe nhạc và click ngày vào hyperlink tag xuất hiện trên video của Youtube dẫn về những vật dụng được rao bán. Theo đó là một loạt các minigame liên quan đến video được thực hiện tại fanpage của Chợ Tốt như: “Rao ngắn gọn, Rinh trọn quà”, “Lời tạm biệt ngọt ngào”.
Giai đoạn 3: Chương trình offline “Đón em về”
- Live stream
Mặc dù live stream không phải là khái niệm mới mẻ nhưng chỉ tới 2016, hình thức này mới thực sự bùng nổ. Đó là bởi sự tăng mạnh lượng người sử dụng smartphone và Facebook ra mắt Facebook Live khiến trào lưu live stream phát triển mạnh mẽ. Đứng trước trào lưu đó, không ít các nhãn hàng cũng không chậm chân mà đưa video live stream vào fanpage của mình.
Lợi ích mà video live stream có thể mang lại gồm có:
- Tiếp cận được một lượng khách hàng lớn: Truyển tải một thông điệp ý nghĩa hay một sản phẩm tốt qua live video giúp bạn dễ dàng ghi điểm trong mắt khách hàng, chưa kể những khách hàng mới sẽ có thiện cảm với nhãn hàng của bạn. Chẳng phải là cơ hội tốt để bạn biến họ thành những khách hàng trung thành hay sao?
- Tương tác trực tiếp với khách hàng: Bằng live video Q&A, hướng dẫn sản phẩm, bạn có thể trực tiếp giải đáp những câu hỏi của khách hàng. Thay vì
- Ép khách hàng phải đọc những hướng dẫn khô khan, live stream sẽ là công cụ hữu ích giúp tăng độ hài lòng ở khách hàng, xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.
- Nội dung không giới hạn: Live stream cho phép bạn tạo thật nhiều nội dung đặc sắc khác nhau từ DIY, tips cho tới Q&A, Promotion đều có thể.
Tuy nhiên không phải cứ live stream là tốt, yêu cầu về kĩ thuật hay nội dung sẽ phát sóng phải được chuẩn bị thật cẩn thận để tránh gây phản tác dụng tới khách hàng