Visual Content để có 2.2 Triệu Like như ‘Vẽ Bậy’. Bạn biết làm chưa?

“Ê mày ơi! Nhìn nè. Con Vàng này giống mày quá!! Há há há!”

“Giống sếp K không. Tag ổng vô.”

Nếu là người dùng facebook, dám cá một điều bạn đã từng tag, được tag, cười lăn lộn vì những visual content siêu nhảm nhí của ‘Vẽ bậy’. Trong vòng vài, từ một fanpage với nội dung hoạt hình đơn giản, Vẽ Bậy đã có 2,2 triệu lượt like và tương tác lúc nào cũng cao chót vót. Chỉ cần nhìn vào các comment cũng thấy được người đọc tương tác với các post nhiều như thế nào.

Nhìn ngó quanh các page của Truyện tranh nhảm nhí, Lê Bích bụng phệ, Một chút Cute, Thần Đằng, Pikalong, v.v…, chúng ta cũng bắt gặp điều tương tự. Ồ, có phải chính bạn cũng đã từng một lần like ảnh của những trang đấy không?

Nói vậy để bạn có thể tự ước lượng được sức mạnh của visual content trong việc quyến rũ khách hàng, nhất là những người trẻ tuổi. Bằng một phép màu kì diệu, những bức vẽ hoạt hình đơn giản lại có tính viral rất cao. Đứng dưới góc độ của một marketer, bài viết này sẽ giải mã thành công vai trò của yếu tố visual storytelling đằng sau triệu like kia.

A. “Vì sao nhân vật hoạt hình viral?”

  1. Nhung nhớ tuổi thơ

Bạn nhớ những ngày tuổi thơ gắn bó với các nhân vật hoạt hình hoặc truyện tranh chứ? Nhìn có vẻ ngớ ngẩn tăng động thế thôi nhưng chúng nhắc nhớ ta về một thời dễ thương, trong sáng, có phần trông khá ngộ nghĩnh và hài hước. Chúng ta có xu hướng kết nối hình vẽ hoạt hình với những cảm xúc vui vẻ, vô tư và “vô não”, rồi vô thức biến chúng thành tàu tốc hành dẫn đến tuổi thơ êm đẹp. Chính vì điều này mà các content sử dụng hình họa đều lôi cuốn khán giả vì nó tạo cho họ một cảm giác bình yên. Vô tư “phớ lớ” như con nít, câu chuyện cũng phá bỏ lớp phòng bị của bạn để lộ ra một lòng tin tưởng tuyệt đối.

Mà cho dù các bạn không tin lời chúng nó nói cũng chẳng hề gì. Nhưng bạn sẽ vẫn muốn quay lại hằng ngày thăm nom chúng nó, nghe chúng nó kể chuyện như một cách giãi bày tâm sự, thư giãn một vài phút cuối ngày.

  1. Chúng ta thấy ‘mình’ trong đó: 

Mỗi một nhân vật hoạt hình là một “hư cấu” cho một quy luật, sự vật hay hiện hiện tượng và não chúng ta “đánh giá cao” điều này. Các bác sĩ thần kinh học tại Emory University đã giải thích rằng “Khi bắt gặp một biểu tượng “hư cấu”, chúng ta sẽ dễ dàng tưởng tượng và nhanh chóng “cảm thụ” nó.”

Mấy đứa “hư cấu” như Thỏ bảy màu hay Đậu đỏ có những đặc điểm mà bất kể ai cũng thấy giống mình. Đứa biến thái, đứa tăng động, đứa phát ngôn mấy câu ngớ ngẩn mà chuẩn nỗi lòng bạn trẻ. Có đứa như Đậu đỏ tung tăng lại dùng “chửi rủa” xả bực như cơm bữa, giống chúng ta quá đi chứ.

Sự hư cấu tách ra những điểm đặc trưng chung nhất của các cá nhân để tạo nên sự đồng cảm với người đọc

Vì sao à? Vì chúng nó là hình mẫu “hư cấu” của cha mẹ đẻ, những thanh niên cùng thời cùng thế nên cảm nhận và phát ngôn của họ giống chúng ta là đúng rồi.

  1. Hiểu,like và share chỉ trong 30s:

Một bức tranh đơn giản với trung tâm là hình họa kèm theo vài câu nói chứa đựng câu chuyện.  Các bạn sẽ nhận ra rằng, “câu chuyện” chúng kể chỉ vỏn vẹn có vài từ ngữ phổ thông ai cũng hiểu.

Vi sao cac visual storytelling nhu Tho Bay mau lai hut trieu like - 2

Hơn nữa, một hai bức ảnh cũng đủ hàm chứa cả một “câu chuyện” và một “tuyên ngôn sống”. Quá gọn nhẹ trong một cái share. Nó cũng chẳng phải là chuyện dài kì để mà “chết dính” vô đó đọc đi đọc lại vài… tỷ năm, nếu có nhỡ mạng đứt mà bỏ qua một tình tiết thì cũng khó mà hiểu nổi cái kết. Thay vào đó, với kiểu nhân vật này, các bạn chỉ cần dành vài giây vào thăm chúng, thêm vài giây nữa lướt qua câu chuyện và một giây cho nút like và share ngay bên dưới. Tiện không cần chỉnh!

B. Nguyên tắc viral cho các nhân vật mini visual?

Những nhân vật cartoon thế này rất tiện để chiến dịch online marketing hay những blog post viral và cũng đang là một dạng content “càn quét” trang mạng hiện nay. Nhưng dù có là gì thì ba nguyên tắc cơ bản mà bạn cần lưu ý

  1. Chi tiết

Đã là nhân vật thì phải có cá tính, xuất thân và câu chuyện cuộc sống. Vì vậy hãy “động não” cho kĩ thông điệp bạn gửi gắm qua nhân vật là gì, lúc đó bạn mới có thể biết khắc họa hình ảnh của chúng.

Vi sao cac visual storytelling nhu Tho Bay mau lai hut trieu like - 4

Chính những chi tiết dù nho nhỏ như tuổi, tính cách, câu cửa miệng trong profile của chúng sẽ giúp cho thông điệp tạo được dấu ấn lòng in và niềm thích thú cho khán giả. Bạn sẽ thấy gần gũi và dễ dàng đồng cảm hơn với chúng và thông điệp chúng gửi gắm.

  1. Kiệm lời tối giản

Diễn biến câu chuyện sẽ dẫn dắt “deep deep” qua câu chữ ngắn cùng nét biểu cảm nhân vật. Nhưng nói gì thì nói, câu chữ nên ít thôi và phải thật “đắt giá”.Và số lượng từ tốt nhất là từ 35 – 80. Bức hình hay biểu cảm nhân vật chỉ cần đơn giản cho dễ hiểu. Chẳng nhất bạn phải là họa sĩ anime để “vẩy” cái thần cho đôi mắt nhân vật. Ba bốn nét cơ bản nhưng đậm tả cảm xúc sẽ đủ độ cảm cho khán giả hơn đấy.

Chúng cũng được trình bày khá đơn giản. Thường là nét bút trên nền trắng để nổi bật nhân vật và “cá tính” quá cao của tụi nó. Quá nhiều màu sắc thường đòi hỏi “tay nghề” họa sĩ thiết phải chuyên nghiệp và có nguy cơ “nhấn chìm” nhân vật.

  1. Mới lạ và bắt tai

Những chủ đề thường được chọn khá đơn giản: những tin tức giật gân, chuyện bàn tán xôn xao, hiện tượng hot sình sịch hay chỉ là tâm tư “thầm kín ai cũng có mà khó nói quá chừng.

Vi sao cac visual storytelling nhu Tho Bay mau lai hut trieu like - 7
Xu hướng thi đại học? Thay vì đau đầu nghĩ bài viết, chỉ cần hình vẽ như này là xong.

Từ ngữ được sử dụng cũng khá vần điệu và bắt tai. Chính sự bắt vần làm nên lời thoại độc đáo này giúp cho khán giả dễ nhớ và tăng khả năng “truyền miệng”, giúp cho chúng trở nên viral hơn.

“Hoy đi nha” trở thành một trào lưu và “kích hoạt” cảm hứng của Hội chế ảnh.

“Làm thế nào để tạo nên các nhân vật triệu like?”

Tuy nhiên, nghệ thuật kể chuyện qua với yếu tố visual sẽ rất khó tu luyện nếu thiếu đi cái duyên của người kể chuyện. Một vài người rất may mắn được trời ban cho tài năng của một người kể chuyện, nhưng phần lớn đều thành công qua một quá trình miệt mài sống, trải nghiệm, quan sát, học tập. Họ phải bồi đắp cho mình những “thủ thuật”, lắng nghe theo bài học đúc kết từ kinh nghiệm của những cao nhân tiền bối. Để có cái nhìn toàn diện nhất và bật chế độ “viral triệu like” cho các post của bạn, hãy chăm chỉ mài giũa kĩ năng của mình, qua:

  •         Những case study về chiến dịch thành công trong loại content này như Cherrios, M&M, Twitter,…
  •         Đọc sách “The power of Visual Storytelling” của Ekaterina Walter và Jessica Gioglio;
  •         Tham gia Khóa học Content Marketing Của ThinkMarkus để trực tiếp gặp gỡ những cao thủ trong nghề, lắng nghe và trao đổi những kinh nghiệm cá nhân độc nhất từ họ, ví dụ như khóa này.