Người đọc ngày càng lười quan tâm đến quảng cáo. Chỉ khi họ thực sự ấn tượng bởi một tiêu đề chất, họ mới tiếp tục đọc câu đầu tiên của phần nội dung. Headline là thứ tối quan trọng trong một bài viết. Ngay từ giây phút đọc tiêu đề, nhiều khách hàng quyết định ngay có đọc tiếp bài viết của bạn hay không.
I. Tại sao tiêu đề quan trọng đến thế?
Điều ấn tượng nhất khi dạo một vòng quanh Facebook Newsfeed giữa vô số các thể loại tin bài là gì? Bỏ qua các yếu tố về hình ảnh bắt mắt thì chắc chắn phải là một bài viết với tiêu đề ấn tượng. Giữa mênh mông các tiêu đề quen thuộc đến bình thường, bỗng nhiên lọt vào mắt bạn một tiêu đề như sau: “Không có “áo ngực thần kỳ”, vòng 1 của thiên thần Victoria’s Secret lép đến bất ngờ!”. Các tiêu đề CLICK BAIT kiểu này có tỉ lệ câu dẫn cực kỳ hiệu quả vì có tới 7/10 người đọc được sẽ phải chú ý và click vào nó.
Mục đích chính của tiêu đề là khiến khách hàng tiếp tục đọc tới câu đầu tiên của phần nội dung. Thuyết phục khách hàng đọc tiếp đồng nghĩa rằng thời gian hay tiền đầu tư vào bài viết sẽ không bị lãng phí.
II. Làm thế nào để ra lò một tiêu đề “bán được hàng”?
Một tiêu đề lí tưởng sẽ lưu lại tâm trí khách hàng và khiến họ mua hàng. Công thức 4U cho tiêu đề hiệu quả gồm 4 từ bắt đầu với kí tự “U”. 4U đó bao gồm:
– Unique (Độc nhất)
– Ultra-Specific (Cụ thể)
– Urgent (Cấp bách)
– Useful (Hữu ích)
#1: Unique – Tôi là độc nhất!
Mọi người đều dễ bị ấn tượng với một người có điểm khác người. Tiêu đề cũng thế. Người đọc sẽ ngáp ngắn ngáp dài và bỏ qua hàng loạt các thông tin na ná như nhau. Chưa kể, quảng cáo đã không còn tác động đến họ dễ dàng như ngày xưa, họ phản kháng lại với mọi hình thức quảng cáo thông thường mà bất kì doanh nghiệp nào cũng làm.
Có gì sáng tạo hơn một tiêu đề như trên? Trước hết, nó là duy nhất, không giống với bất kì ai. Nó càng không phải là một khẩu hiệu nhàm chán mà đọc giống như hàng ngàn khẩu hiệu khác sao chép lẫn nhau. Nó cũng thẳng thắn và khác biệt, hơn hết nó thu hút sự chú ý của khách hàng.
Để viết tiêu đề như thế này, bạn phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro, lợi ích của làm một cái gì đó độc đáo và nổi bật có nghĩa là bạn sẽ không được đóng thùng ý tưởng của mình giống như đối thủ cạnh tranh. Bạn phải kết nối nhiều hơn với khách hàng – những người luôn mong muốn các doanh nghiệp hàng ngày không ra rả vào tai họ thông điệp quảng cáo mua hàng như những con robot nhàm chán.
Tại sao những tiêu đề như thế này lại hiệu quả? Đơn giản là vì nó có cá tính (và cả một chút hài hước nữa). Sự hài hước chính là cách đơn giản nhất để khiến mọi người có thiện cảm với thương hiệu Mọi người muốn mua hàng của những thương hiệu họ thích, nếu họ thích thương hiệu của bạn, nhiều khả năng muốn mua hàng của bạn. Khách hàng sẵn lòng chi tiền cho những gì họ thích hơn là không thích.
Tuy nhiên đủ nổi bật không đồng nghĩa với việc giật tít câu view, người đọc chắc chắn sẽ tức giận và phản cảm trước một bài viết mà tiêu đề không đi liền với nội dung. Đừng lừa dối người đọc, hãy khôn khéo một cách chân thật!
#2: Ultra-Specific – Cụ thể mọi câu chữ!
Ngoài việc độc đáo, tiêu đề của bạn nên cực cụ thể. “Cụ thể” nghĩa là nó sẽ cung cấp đủ thông tin để cho khách hàng hiểu những điều bạn muốn nói. Nói chính xác thì hãy tóm gọn lại nội dung trong 1 câu thể hiện ý chính của toàn bài viết, trực tiếp không vòng vo, hoa mĩ. Nếu thêm mắm dặm muối quá đà, người đọc sẽ mơ hồ không hiểu bạn viết gì và đương nhiên họ sẽ không click.
Trong những trường hợp như thế này, tốt hơn nên cung cấp đủ thông tin cụ thể để buộc độc giả tiếp tục đọc. Nhiều cây bút thích viết một cái gì đó “thông minh”, nhưng quên mất cung cấp những thông tin đầy đủ. Chính những thông tin đầy đủ đó khiến người đọc quyết định có đọc hay không về vấn đề họ đang quan tâm. Thực chất, với lượng thông tin đồ sộ như bây giờ, người đọc hoàn toàn có thể đọc được nội dung tương tự ở nhiều nguồn khác nhau. Nếu bạn tự tay đẩy họ vào trạng thái phân vân dù chỉ 2-3s, họ sẽ bỏ qua ngay lập tức.
#3: Urgent – Cấp bách nhất có thể!
Khi có thể, tiêu đề của bạn nên chuyển tải được sự khẩn cấp. Tiêu đề của bạn phải thể hiện điều gì đó có thể khiến người đọc tiếp tục đọc mà không bỏ lỡ bài viết. Nhiều lúc, người đọc click vào những nội dung không phải vấn đề họ thật sự quan tâm như “Có phải doanh thu giảm bởi bạn đã đưa ra quá nhiều lựa chọn cho khách hàng?”. Tại sao vậy?
Đáp áp là những tiêu đề “Urgent” sẽ khơi dậy trí tò mò, buộc người đọc không thể không click. Đặc biệt, nếu đang kinh doanh, bạn sẽ tự động nghĩ rằng: “Hừm….có lẽ doanh thu của mình giảm là vì thế. Mình cần đọc bài viết này để tìm ra nguyên do.” Sự giảm cấp bách trong việc giảm doanh thu đã thúc ép họ đọc bài viết. Tuy nhiên, đây không phải là một quy tắc có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Song nếu được áp dụng, quy tắc này không phải dạng vừa một chút nào đâu nhé!
Cái hay của chữ U thứ ba này là bạn phải tạo ra một lực đẩy để thôi thúc khách hàng đọc bài viết của bạn. Lực đẩy đó vừa phải chỉ ra pain point (vấn đề gặp phải, “chỗ ngứa”) của khách hàng đồng thời đưa ra phương pháp để giải quyết, xoa dịu nỗi lòng của họ. Để dễ hiểu hơn thì chữ U này cũng giống như khi bạn đang có nỗi buồn khó nói, bạn cần được tìm chỗ giải quyết và xả ngay lập tức. Thông thường những từ ngữ giúp tạo sự khẩn cấp trong tiêu đề là những từ chỉ thời gian: “trong vòng xx ngày” “vài phút” “xx giây”…, chỉ sự nhanh chóng: “ngay tức khắc” “chỉ trong 1 nốt nhạc”…
#4: Useful – Hữu ích là chìa khóa có được trái tim khách hàng
Với thông tin hữu liên hệ trực tiếp với đời sống, khách hàng sẽ click vào sau khi cảm thấy sự liên quan.
Đa số các client sẽ thích viết tiêu đề về sản phẩm, cho khách hàng thấy sản phẩm đó tuyệt vời đến thế nào. Song thực tế thì khách hàng chẳng quan tâm về sự tuyệt vời ấy. Cái họ cần biết là nó hữu ích ra sao, giải quyết vấn đề của họ như thế nào. Việc tạo ra content hiệu quả không phải là để ra rả nhồi vào đầu khách hàng về thông tin sản phẩm, mà là để họ nhớ đến sản phẩm của bạn một cách thiện cảm.
Hãy kết hợp yếu tố sale và thông tin trong khi viết content hiệu quả Thông tin hữu ích nên kèm cùng tên của sản phẩm sẽ có tác dụng hơn nhiều đấy!
Tạm kết
Làm thế nào để viết được một tiêu đề vừa hay vừa chất lại còn bán được hàng vẫn luôn là vấn đề đau đầu của các Content Writer. Tạo Headline và triển khai Headline hiệu quả thật sự là một thử thách lớn với mỗi marketer, vì từ trước đến giờ, tạo ra một bài viết đúng ý, đủ ý đã vất vả, nói gì đến việc viết quảng cáo để đi vào lòng người?
Nhưng…Nếu hiểu được cách nghĩ của một writer và các nguyên tắc khi xây dựng content, mọi thứ sẽ khác. Markus hi vọng với khóa học Content Foundation:
- Các bạn marketer, Content writer sẽ tìm được lời giải cho công việc của mình hàng ngày,
- Còn các bạn sinh viên mới ra trường sẽ có thêm kiến thức và kĩ năng cơ bản để dấn thân và con đường đầy thử thách của ngành quảng cáo