Nhật ký đi học Tư duy Marketing: Tớ đã đập bỏ kiến thức 2 năm trong 2 tiếng rưỡi như thế nào?

Là một người học chuyên ngành kinh tế, dành thời gian để tìm hiểu, đọc nguyên cuốn Principle of Marketing của Kotler, cũng từng tham gia thi Marketing Challenge, tớ ngỡ tưởng mình đã có vốn hiểu biết kha khá về Marketing. Nhưng sau buổi học đầu tiên của khoá Tư duy marketing , mình đã quyết định: Phải đập bỏ hết đi và học lại từ đầu.

Sau hơn 3 năm học trong trường đại học, qua các kiến thức sách vở, mình đã được các thầy cô truyền cảm hứng và đem lòng yêu thích Marketing. Mình là người không thích để những gì học được chỉ nằm trên trang giấy, nên cứ nghe phong phanh ở đâu có tổ chức cuộc thi Marketing, mình lại tham gia. Nhưng rồi hết cuộc thi này đến cuộc thi khác, dù đã rất cố gắng nỗ lực, dù đã có được 1 team vô cùng ăn ý, dù bài làm của bọn mình lúc nào cũng được chau chuốt nhất, kết quả vẫn không thể được như mong đợi. Bọn mình luôn phải dừng lại tại vòng 1 hoặc vòng 2 của cuộc thi.

Nhận ra rằng phương thức mà mình đang làm có gì đó không ổn, mình nghĩ cần phải trau dồi thêm trước khi mang chuông đi đánh xứ người. Qua một số các anh chị đi trước, mình được biết đến 1 khóa học tên là “Marketing thinking” – khóa học về tư duy marketing. Tò mò trước những lời khen của họ, mình đăng ký đi học. Và thực sự, sau buổi học đầu tiên, mình cảm tưởng như đó mới là lần đầu mình được học Marketing.

Học “kiểu Tây”

Giảng viên của mình là anh Quách Tĩnh, Mình cực kỳ ấn tượng với chỏm tóc sau gáy của anh ấy 😉 hie hie.

Những yêu cầu đầu tiên bọn mình phải tuân theo, được gọi là những “luật chơi”. Trong trò chơi này, bọn mình phải “chơi” theo “kiểu Tây” – điều mà có lẽ từ trước đến nay chưa được một trường lớp nào dạy.

  •  Học viên được “chào đón” chuyện phản biện lại giảng viên bất cứ lúc nào, nhưng chắc chắn bạn cần có đủ lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Anh Khoa nói rằng “giảng viên không phải là Chúa, sách không phải là kinh Thánh”
  • Trong mọi quan điểm, không có ĐÚNG, SAI. Tất cả đều là những góc nhìn cần được xem xét
  •  Và quan trọng nhất, không được công kích cá nhân. Như là việc bạn làm trong ngành nhà đất, còn ông A thì không; dù vậy, cũng không thể nói rằng ông A không biết gì về ngành này thì đừng tham gia vào. Tất cả mọi ý kiến đều là quý giá.

Sau luật chơi ấy, bọn mình còn được học Marketing là gìthế nào là Market Share, Market Size, làm thế nào để viết Market report … Rất nhiều những kiến thức bổ ích, thực tế mà chỉ khi đi làm mới biết được. Nhưng có 1 điều mà mình được học, làm thay đổi hoàn toàn mạch suy nghĩ của mình về cách làm Marketing từ trước đến nay. Điều đó hướng cho cách làm của mình đi bài bản, đúng hướng và mạnh lạc hơn.

Tư duy Marketing

Trước đây mình vẫn nghĩ làm marketing dựa vào bản thân người làm là chủ yếu. Quan trọng là phải Bay, phải Chất. Và mình nhận ra là mình đã quá nhầm. Lớp Thinking đập luôn tất cả những Ảo tưởng sức mạnh của một thằng luôn nghĩ mình sáng tạo nghệ sĩ bằng tình huống đơn giản: “Marketing cho một cửa hàng bánh”.

Bọn mình nhận được một câu hỏi: “Khi có 1 người bạn hỏi bạn cách làm Marketing cho cửa hàng bánh ngọt, 3 câu hỏi đầu tiên mà bạn định hỏi lại cô ấy là gì?” Có rất nhiều câu trả lời khác nhau, như: “Cửa hàng của cậu bán những loại bánh gì? Đối thủ của cậu là ai? Cậu đang truyền thông trên những kênh nào? …” Rất nhiều những câu hỏi dành cho nhiều đối tượng, từ đối thủ, đến cửa hàng của mình. Nhưng đó chưa phải là hướng đi tốt nhất.

Nếu như bạn chỉ muốn biết về cửa hàng (sản phẩm) thì đó là 1 tư duy tốt, sẽ giúp bạn hoàn thiện chất lượng, nhưng bạn có chắc những loại bánh ngon lành ấy có người biết đến? Nếu như bạn chỉ biết đến các kênh truyền thông, thì có thể bạn có được sự quảng bá tốt nhất, rộng rãi nhất, nhưng liệu khách hàng mua xong có quay lại lần 2 vì chất lượng bánh quá tệ?

Và câu hỏi tối ưu nên được sử dụng đó là: “Ai thường đến ăn hàng của bạn? Họ chọn loại bánh gì? Họ mua bao nhiêu chiếc 1 loại?”. Khách hàng, khách hàng và khách hàng. Đó là thứ mà một người làm marketing hướng đến. Một khi đã hiểu được khách hàng của mình, hoặc bạn có thể vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu của mình một cách cụ thể nhất, từ ấy bạn sẽ biết nên cải thiện chất lượng như thế nào cho phù hợp với họ, nên truyền thông như thế nào để đến được tai họ, nên có những dịch vụ hỗ trợ gì mà họ mong muốn … từ ấy mới có thể phát triển tình hình làm ăn của công ty được. Trình tự tư duy, ngắn gọn lại sẽ đi theo lần lượt 5 bước:

  •        Thị trường: xác định độ lớn, thị phần của mình trong thị trường
  •        Khách hàng: xác định khách hàng mục tiêu,vẽ ra chân dung của họ cụ thể nhất có thể
  •        Nhu cầu: từ chân dung cụ thể đó, xác định được nhu cầu của khách hàng, phương thức quảng bá sao cho đến được tai họ một cách tối ưu nhất
  •        Thỏa mãn: thỏa mãn nhu cầu đó
  •       Lợi nhuận: ($.$)

À! Hoá ra Marketing theo kiểu tư duy là như thế. Không hẳn chỉ có những hoa lá màu mè bề ngoài, những hào nhoáng lấp lánh của quảng cáo hay logo mà còn có cả chiều sâu nữa. Marketing đâu phải nghệ sĩ biểu diễn đâu. Làm Marketing là làm kinh tế, làm dịch vụ, nhưng có kết hợp nghệ thuật đó chớ. Mà muốn làm dịch vụ thì Khách hàng là thượng đế. Lúc nào cũng phải tư duy từ khách hàng trước tiên cơ mà. 

So sánh với cách làm Marketing “theo cảm hứng”, thích làm gì là làm, thích triển khai từ đâu thì triển khai trong các bài dự thi trước của mình, thì đây thực sự là 1 trình tự vô cùng mạch lạc và chặt chẽ. Buổi học đầu tiên kết thúc trong hơn 2h30 phút, nhưng cảm giác quý giá hơn kiến thức mình tự nhặt nhành được hàng năm trời. Ngóng chờ đến buổi học thứ 2 lắm luôn ý !!

Bạn nào muốn học lớp TƯ DUY MARKETING có thể đăng ký tại ĐÂY luôn nhé. Hãy dùng tuổi trẻ của mình để chuẩn bị hành trang cho công việc marketing bạn vẫn luôn ao ước NGAY HÔM NAY.

>>> ĐĂNG KÝ NGAY

thinking banner