Những hiểu lầm tai hại về Copywriter “thứ thiệt”

Cảnh báo: bài viết chứa nhiều nội dung có thể khiến bạn giật mình “tỉnh mộng”, hãy cân nhắc trước khi đọc.

Copywriting không phải là copy rồi writing (sao chép rồi viết lại), cũng không phải là ngồi gõ ra những thứ trên “9 tầng mây xanh” và càng không phải là 1 công việc kiếm ngàn đô chỉ bằng rặn ra vài ký tự. Đó chắc hẳn là những điều các bạn đã biết về copywriting qua bài viết kỳ trước của Markus.

Lần này, như đã hứa, Markus xin tiếp tục gửi đến các bạn 1 bài tổng hợp những hiểu lầm tai hại hơn về nghề copywriter chuyên nghiệp.

Hiểu lầm 1: Copywriter xịn là viết quảng cáo online giỏi, “giật tít câu viu” rất đỉnh

01copy07

Có câu chuyện điển hình:

  • Em đang cần học 1 khoá copywriting xịn xịn, chị biết chỗ nào hay không chỉ em?
  • Ủa? Mày định làm gì mà muốn học copywriting vậy em?
  • Thì em bị sếp giao cho viết mấy cái quảng cáo Facebook đó mà. Xưa nay em chả có bao giờ viết lách gì hết, đi học 1 khoá tử tế còn biết đường mà tăng likes chứ.
  • @@!!!

Không! Hoàn toàn sai! Học copywriting chuẩn và chuyên nghiệp không phải chỉ để giúp các bạn giải quyết những vấn đề giật tít câu likes thế nào cho hiệu quả. Bởi đơn giản, đó chỉ là một phần rất nhỏ trong công việc của các copywriter chuyên nghiệp tại các creative agency như Ogilvy, TBWA, Dentsu… Việc chính của họ là viết print-ads, billboard, hay sáng tạo ra những TVC và chiến dịch quảng cáo… Họ tất nhiên có thể viết quảng cáo online, nhưng phần lớn thời gian họ không ngồi gõ quảng cáo google, facebook hay viết mấy bài giật tít trên newfeed của chúng ta cả ngày.

Tương tự như vậy, 1 khoá học copywriting xịn có thể chưa giúp ích được ngay nếu bạn đang cần viết một bài bán quần áo, điện thoại trên Facebook…. Nhưng nó sẽ là nền tảng vững chắc giúp bạn viết được tất cả các loại quảng cáo sau này!

Hiểu lầm 2: Vậy thì chắc copywriter xịn là người viết báo, viết văn hoặc… viết bài SEO

02copy07

Một lần nữa, mình xin khẳng định với các bạn rằng viết văn, viết báo với copywriting là hoàn toàn khác nhau. Đồng ý rằng một người viết văn, viết báo đôi khi có lợi thế trong copywriting vì họ có vốn từ phong phú, tuy nhiên đó không phải là tất cả. Nếu bạn biết Ogilvy xuất thân từ công việc chẳng liên quan gì đến viết lách thì bạn sẽ thấy rằng copywriting là 1 công việc đặc thù như thế nào. Một nhà văn họ có văn phong và có cách riêng để sử dụng từ ngữ hấp dẫn người đọc. Một copywriter cũng phải biết hấp dẫn người đọc, nhưng là dựa trên sự thấu hiểu khách hàng và đặc tính của sản phẩm chứ không phải theo ý thích của bản thân. Hơn nữa, viết văn thì bị phụ thuộc vào cảm xúc của người viết còn copywriting thì không. Tóm lại, muốn viết copy hay phải dựa trên kiến thức, sự thấu hiểu người dùng và 1 óc sáng tạo đi kèm tư duy logic.

Còn so với viết bài SEO…? Có lẽ không cần giải thích nhiều thì các bạn cũng đã thấy copywriting và viết bài SEO cách xa nhau cả ngàn dặm như trên trời dưới đất rồi!

Vậy thực ra copywriter xịn họ là ai? Làm việc ở đâu? Mời các bạn click sang ảnh bên để đọc tiếp nhé.

Hiểu lầm 3: Apply vào vị trí copywriter trong các công ty dễ như ăn kẹo cao su

03copy07

Nếu như bạn nghĩ rằng công việc copywriter giờ nhan nhản trên mạng, công ty nào cũng tuyển copywriter nên nghề này rất dễ kiếm việc thì hoàn toàn không phải. Rất ít công ty cho bạn những trải nghiệm nghề copywriting chất lượng. Như đã nói ở trên, để trở thành copywriter xịn, bạn không chỉ cần biết viết bài quảng cáo bán hàng online trên Facebook mà còn phải thành thạo viết viết print-adsbill board, TVC…, chính vì thế, trở thành copywriter “chính hiệu” không dễ chút nào.  và chắc chắn những công việc như vậy không phải việc người người nhà nhà đều có thể làm. Xin hãy hiểu đúng: copywriter xịn mà mình muốn nói tới là những người làm trong các agency lớn ví dụ như

Để vào làm ở các big agency như Ogilvy, Saatchi & Saatchi, TBWA, Young & Rubicam, Leo Burnette, Dentsu, … các copywriter phải chuẩn bị cho mình 1 portfolio thật đẹp và phải trải qua những bài thi tuyển gắt gao không thua kém gì thi vào các big corporate. Chẳng hạn, đề test của TBWA đã từng cho các ứng viên những yêu cầu hóc búa như: sáng tạo 1 chiến dịch khuyến khích “nghiện” smartphone, quảng cáo cho 1 kỳ nghỉ tại nhà tù ở Thái Lan hay bạn có thể quảng cáo bất cứ thứ gì, miễn là bạn phải sử dụng “quả chanh” làm yếu tố chính (key element)…

Hiểu lầm 4: Để làm copywriter giỏi, quan trọng là kỹ năng viết lách

04copy07

Không hoàn toàn sai, kỹ năng viết lách, dùng từ là 1 trong những yếu tố quan trọng của 1 copywriter. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều quan trọng nhất bắt buộc mỗi copywriter đều phải có. Nếu bạn đã từng đọc qua cuốn “Ý tưởng này là của chúng mình” (Huỳnh Vĩnh Sơn) thì bạn sẽ thấy copywriter còn được gọi là người làm creative (công việc sáng tạo) và con đẻ của họ là các idea (ý tưởng). Đúng vậy, ý tưởng chính là thứ vũ khí lợi hại nhất của các copywriter trước mỗi đề bài. Ý tưởng của bạn hay, ý tưởng của bạn được chọn, còn lại phần thể hiện bạn sẽ tiếp tục phát triển thêm hoặc được giúp đỡ từ các copywriter, art director khác… Đó là câu chuyện trong các agency quảng cáo.

Vậy làm thế nào để bạn có được ý tưởng hay? Không phải chỉ là viết nhiều, viết thường xuyên hay vừa viết vừa sử dụng những tips, những thủ thuật làm cho tiêu đề “hot” hơn, hình ảnh gây shock hơn… mà quan trọng nhất bạn phải có kiến thức và vốn sống phong phú. Đó có thể là nhờ đọc nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn, quan sát và ghi chép nhiều hơn những gì xảy ra mỗi ngày trong cuộc sống để lượm nhặt, tích góp cho mình những tư liệu quý giá. Một từ ngữ đắt, 1 mẩu chuyện hay đôi khi là gia tài của 1 copywriter chuyên nghiệp.

Còn hiểu lầm nào mà bạn thường hay gặp về cụm từ “Copywriter thứ thiệt” nữa không?

===

Tham khảo thông tin khóa học Copywriting:

Thời gian: 14/09/2016 – 26/09/2016 (6 buổi)
Khai giảng: 14/09/2016 – Thứ Tư lúc 18h30 (Buổi khai giảng bắt đầu sớm hơn 30 phút)
Lịch học: Tối thứ 2, thứ 4, thứ 6 từ 18h30-21h00.
Địa điểm: Oxford English, 321 Trường Chinh
Học phí: 2,000,000đ

>> Xem chi tiết tại: http://www.thinkmarkus.com/khoa-hoc/copywriting-foundation/

14192550_1224629587567922_8096422618987743489_n