Sáng tạo nội dung thu hút với kỹ thuật storytelling

Bạn muốn nghe câu chuyện về chiếc nồi chiên không dầu đã giúp chàng trai vụng về chuẩn bị bữa tối lãng mạn cho người yêu thế nào hay muốn đọc một bài liệt kê về tính năng sản phẩm? Markus tin rằng đa số chúng ta sẽ tò mò với nội dung thứ nhất hơn. 


Sự thật là: mọi người đều thích nghe kể chuyện. Vì thế, storytelling là kỹ thuật được nhiều content writer, copywriter sử dụng nhằm mục đích thu hút độc giả đến với nội dung của mình. Trong bài viết dưới đây, Markus sẽ hướng dẫn bạn áp dụng kỹ thuật storytelling để bài content thu hấp dẫn hơn.

1. Storytelling là gì? Tại sao nó hữu ích?


Về bản chất, storytelling là kể chuyện. Con người thường thích nghe chuyện, dù là những chuyện không liên quan nhiều đến cuộc sống của họ. Bạn có để ý rằng mỗi điều đáng nhớ trong cuộc sống của mình đều gắn liền với một câu chuyện? Trong Marketing, khi được đóng gói trong câu chuyện hấp dẫn, giá trị của thương hiệu hay sản phẩm được nhắc đến sẽ tăng lên. 


Ví dụ, liệu bạn có mua một chiếc khăn giấy đã qua sử dụng? Nhưng có người đã bỏ hàng trăm nghìn đô để có một tờ khăn giấy dùng rồi, bởi đó là khăn giấy lau nước mắt của Messi trong ngày chia tay câu lạc bộ. 

2. Các thành tố không thể thiếu khi sản xuất một bài storytelling content


Để sản xuất một bài storytelling content hoàn chỉnh, chúng ta không thể thiếu được 5 yếu tố cơ bản sau đây:


Tính cách thương hiệu


Khi viết nội dung, bạn cần sử dụng giọng điệu đồng nhất với tính cách thương hiệu, việc xây dựng câu chuyện càng phải bám theo đường ray đó. Để lựa chọn nhân vật, phát triển tình tiết phù hợp, đầu tiên bạn phải lựa chọn được tính cách thương hiệu của mình. Thông thường, bạn có thể chọn một trong mười hai nhóm tính cách sau đây: : Anh hùng; nguyên tắc; phù thủy; hiền nhân, nhà sáng tạo, người pha trò; ngây thơ, khám phá, nổi loạn, yêu thương, dân chủ và người chăm sóc. 


Ví dụ, Nike thường hướng tới câu chuyện về nhân vật mang tính cách của một người anh hùng can đảm và mạnh mẽ.


Độc giả


Là người viết truyện, bên cần quan tâm đến những người sẽ đọc câu chuyện của mình. Họ là ai, họ quan tâm đến điều gì và nguồn cảm hứng của họ từ đâu? Sau khi trả lời những câu hỏi đó, bạn sẽ tìm được cách để truyền tải thông điệp của mình tốt nhất.


Nhân vật chính


Một câu chuyện không thể thiếu sự hiện diện của nhân vật chính. Đây chính là đối tượng truyền tải thông điệp của câu chuyện đến độc giả. Việc bạn cần làm đó là khiến nhân vật này trở nên đáng tin trong mắt người đọc.


Để được như vậy, content writer phải nắm vững mối quan hệ giữa cốt truyện và nhân vật chính. Cốt truyện sẽ đặt ra những khó khăn, thử thách, còn nhân vật chính là người vượt qua những điều ấy. Từ những bài học đó, họ sẽ dần hoàn thiện mình. 


Lưu ý dành cho bạn khi xây dựng hình mẫu nhân vật đó là nhân vật chính không nên là một người quá hoàn hảo. Họ có những lỗi lầm, khuyết điểm, để sau này khi đã trải qua những chông gai, độc giả sẽ thấy một phiên bản tốt hơn của nhân vật. 


Tiêu đề 


Một copywriter lão làng cho rằng tiêu đề thường được chú ý gấp năm lần so với nội dung bài viết. Bạn có thể áp dụng một trong năm phương pháp sau đây để đặt tiêu đề thu hút hơn.


  • Hijacking The News - Viết về nhân vật nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng

  • The Sensitive Topic - Viết về chủ đề nhạy cảm

  • The Cliffhanger - Nhá hàng để khơi gợi trí tò mò. 

  • The Inside Joke - Viết 1 câu joke mà chỉ 1 nhóm đối tượng ngách hiểu. 

  • The Silver Bullet - Hứa hẹn bạn sẽ nhanh chóng chữa được pain point của độc giả

Ví dụ: 5 cách giúp bạn ngủ được ngay trong 15 phút. 


Mục đích cuối cùng của câu chuyện


Khi viết nội dung thương mại, bạn phải xác định được mục đích cuối cùng của bài viết là gì? Bạn cần trả lời câu hỏi “Why - Tại sao tôi cần viết câu chuyện này?”. Mục đích cuối cũng sẽ giúp bạn lựa chọn tone giọng phù hợp, phát triển tình tiết hợp lý. Quay lại ví dụ ở đầu bài, mục đích cuối của câu chuyện về nồi chiên không dầu nhằm nhấn mạnh sự tiện lợi của sản phẩm, thì xuyên suốt sản phẩm bạn cần làm nổi bật đặc điểm ấy. 

3. Cấu trúc một bài storytelling content


Một bài storytelling content gồm có ba phần chính: 

(1) Phần đầu thiết lập bối cảnh.

(2) Phần thân tạo mâu thuẫn. 

(3) Phần cuối nói về cách giải quyết.


Trong phần đầu, bạn sẽ thiết lập bối cảnh nhằm giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh của họ. Phần thân đặc tả những khó khăn họ phải trải qua. Cuối cùng là nói về cách giải quyết mâu thuẫn và mô tả quá trình vượt qua khó khăn của nhân vật chính. Bạn hoàn toàn có thể sắp xếp thứ tự ba phần để phù hợp với nội dung, sao cho người đọc cảm nhận được sự thay đổi rõ ràng từ phía nhân vật. 

4. Cách khiến bài storytelling content của bạn trở nên hấp dẫn hơn


Nếu một câu chuyện chỉ được thể hiện bằng những câu trần thuật cứng ngắc, độc giả sẽ nhanh chóng trở nên chán chường, thậm chí là bỏ ngang giữa chừng. Vì thế, bạn nên thêm một số yếu tố để bài viết trở nên hấp dẫn hơn, có thể là (1) Lồng ghép yếu tố hài hước và (2) Tạo ra mâu thuẫn. 


(1) Lồng ghép yếu tố hài hước


Bạn có thể cân nhắc bổ sung chi tiết gây cười vì: 

  • Tạo hứng thú cho người đọc

  • Các nhân vật trong câu chuyện thực tế hơn 

  • Yếu tố hài hước tạo nhịp điệu cho câu chuyện

  • Câu chuyện sẽ đáng nhớ hơn 


(2) Tạo ra mâu thuẫn


Mâu thuẫn là yếu tố quyết định câu chuyện có thực sự hấp dẫn không. Người đọc chính là “bạn đồng hành" với nhân vật nên họ cũng chia sẻ cảm xúc với những gì nhân vật đang trải qua. Họ sẽ hồi hộp khi nhân vật vượt qua thử thách, vui vẻ khi nhân vật đạt được thành tựu. Để làm được điều này, bạn nên làm rõ bản chất cuộc xung đột ngay từ đầu. Như vậy, khán giả sẽ xác định được nhân vật chính, cuộc đấu tranh của họ và hiểu được toàn bộ câu chuyện.


Sau loại mâu thuẫn thường gặp trong những câu chuyện mà bạn có thể ứng dụng vào bài viết của mình là:


  • Người với Người

  • Con người với Xã hội

  • Người so với Bản thân

  • Con người so với Bản chất

  • Người so với Công nghệ

  • Người so với Siêu nhiên


Trên đây là những nội dung cơ bản giúp bạn tạo ra storytelling content hấp dẫn. Hãy chắc chắn mình hiểu rõ storytelling là gì, cũng như nắm được cấu trúc và những yếu tố cần có để đưa thương hiệu gần hơn với khách hàng. Nếu muốn học thêm về cách sáng tạo nội dung thu hút, mời bạn tham khảo khóa học Content Marketing tại Markus School.